Giải đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tân Bình

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Tân Bình với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẬN TÂN BÌNH

....................

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian giao phát đề)

 

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

(Đồng chí - Chính Hữu)

 

Họ vẫn gầy, vẫn ốm

Mắt vẫn lõm, da vàng

Áo chân chưa đủ ấm

Ăn uống vẫn tồn tàn

Nhưng vẫn vui vẫn nhộn

Pháo cười luôn nổ ran.

 

(Lên Cẩm Sơn - Thôi Hữu)

 

1. Trong hai khổ thơ trên, em hãy tìm những hình ảnh thơ phản ánh khó khăn, gian khổ mà người lính trải qua trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (1.0 điểm)

2. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ đặc sắc được vận dụng trong cả hai đoạn thơ (1.0 điểm)

3. Từ nội dung hai đoạn thơ trên, em hãy viết ba đến năm câu cảm nhận về hình ảnh người lính trong thời chiến. (1.0 điểm).

Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

1. Chiến tranh dù khốc liệt, gian khổ, thiếu thốn nhưng người lính vẫn vui, vẫn nhộn, vẫn nắm chặt tay nhau, nắm chặt tay súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Qua đó, em học hỏi được điều gì từ thái độ, tinh thần của thế hệ cha anh đi trước? Em hãy viết văn bản ngắn trình bày suy nghĩ về điều đó. (3.0 điểm)

2. Học sinh chọn một trong hai đề sau: (4.0 điểm)

Đề 1: Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Em hãy đóng vai nhân vật người cháu trong bài thơ kể lại những kỉ niệm khó quên bên người bà kính yêu ấy.

Đề 2: Cuộc sống luôn mang đến nhiều điều bất ngờ, thú vị. Có những câu chuyện cảm động, giàu ý nghĩa, có những con người tốt bụng, giàu tình thương .... tất cả tạo nên một bức tranh hiện thực sống động, muôn màu muôn vẻ. Bức tranh hiện thực ấy giúp em thêm trân trọng, yêu quý cuộc sống hiện tại và có ước mơ, hoài bão vươn đến tương lai tươi sáng.

Hãy kể lại một câu chuyện cảm động trong thực tế cuộc sống mà em chứng kiến hoặc nghe kể.

(Lưu ý trong bài văn có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại)

......................Hết.................

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN xemloigiai.com

Phần

Nội dung

I

Câu 1:

Phương pháp: đọc, tìm ý

Cách giải:

Hình ảnh:

- Sốt run người, áo rách vai. quần có vài mảnh vá, chân không giày

- gầy, ốm, mắt vẫn lõm, da vàng, áo chân chưa đủ ấm, ăn uống vẫn tồn tàn

Câu 2:

Phương pháp: vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những hình ảnh khó khăn, gian khổ của người lính).

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh.

+ Thể hiện rõ tình đồng chí keo sơn và tâm hồn lạc quan của họ.

Câu 3:

Phương pháp: phân tích, bình luận, tổng hợp

Cách giải:

Các em triển khai đoạn văn ngắn, có thể tham khảo các ý sau:

Hình ảnh người lính trong thời chiến:

- Phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

- Tinh thần luôn lạc quan, yêu đời.

- Sống tình nghĩa, gắn bó, quan tâm tới đồng đội.

- Ý chí kiên cường, bất khuất.

II

Câu 1:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu văn bản ngắn nghị luận về những phẩm chất của người lính và nêu lên suy nghĩ của mình.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

- Về hình ảnh những người lính trong thời chiến tranh khốc liệt: dù gian khổ thiếu thốn nhưng vẫn tình nghĩa thủy chung và hết lòng với đất nước.

2. Phân tích, bình luận

- Đó là những hình ảnh đẹp của người lính cụ Hồ trong thời chiến:

+ Bệnh tật liêm miên

+ Cơm không đủ no

+ Áo không đủ ấm

=> Nhưng vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, yêu người và vẫn quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Ngày nay, khi đất nước hòa bình, đời sống bớt đi những gian khổ, khó khăn, điều thanh niên ngày nay có thể làm cho đất nước là ra sức tu dưỡng kiến thức, đạo đức để xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc khi cần.

- Những bài học có thể học hỏi từ thế hệ cha anh đi trước:

+ Bản lĩnh sắt đá khi chịu đựng những gian khổ, khó khăn.

+ Tinh thần lạc quan, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để rồi luôn tươi cười, hóm hỉnh.

+ Yêu thương, sẻ chia, quan tâm tới đồng đội.

+ Luôn mang trong mình lí tưởng lớn lao vì nghĩa lớn.

- Phê phán bộ phận những bạn trẻ hiện nay sống không có lí tưởng, ước mơ.

- Liên hệ với bản thân.

Câu 2:

Đề 1

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận…) để tạo lập một văn bản văn học.

- Sử dụng các phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Yêu cầu người viết nhập thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ để kể lại những kỉ niệm khó quên bên người bà kính yêu.

Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

- Giới thiệu dẫn dắt: là một sinh viên du học ở nước ngoài. Trong một buổi sớm tình cờ nhìn thấy khói bếp, kí ức về một thời ở quê nhà với bà bỗng dấy lên trong lòng tác giả.

2. Thân bài

- Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung: 

+ Tuổi thơ được lớn lên bên bà, gắn bó cùng bà và bếp lửa ấm áp. Đó là quãng thời gian đầy gian khó, nạn đói khủng khiếp xảy ra, xóm làng điêu tàn, đói kém. Còn bà thì vẫn đinh ninh không được kể cho bố mẹ

+ Tuổi thơ với bao niềm vui sướng, hạnh phúc ở bên bà. Bà dạy dỗ nhiều điều hay lẽ phải và thương yêu, chắt chiu cho đứa cháu nhỏ.

+ Nhớ về bà và nhớ về bếp lửa: hình ảnh bà còm cõi, mái tóc bạc phơ luôn đi liền với hình ảnh bếp lửa. Bà vừa là người nhóm lửa, vừa là người truyền lửa cho cuộc đời cháu.

+ Giờ đây là lúc trưởng thành, có những niềm vui mới nhưng hình ảnh bà và bếp lửa vẫn mãi ngự trị trong trái tim tôi.

3. Tổng kết: ao ước được gặp bà và hình ảnh bếp lửa thân thương.

 

Đề 2:

*Phương pháp:

- Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.

*Gợi ý:

Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo hoặc những câu chuyện có thất ngoài đời sống mà em biết được để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về ước mơ, hoài bão vươn đến tương lai tươi sáng.

 

xemloigiai.com

Tải về

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close