Giải câu hỏi trang 81, 82 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thứcEm hãy chỉ ra các đường trung bình của ∆DEF và ∆IHK trong Hình 4.14. Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu hỏi Em hãy chỉ ra các đường trung bình của ∆DEF và ∆IHK trong Hình 4.14.
Phương pháp giải: Quan sát hình 4.14 Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 4.14, ta thấy: * Xét ∆DEF có M là trung điểm của cạnh DE; N là trung điểm của cạnh DF nên MN là đường trung bình của ∆DEF. * Xét ∆IHK có: • B là trung điểm của cạnh IH; C là trung điểm của cạnh IK nên BC là đường trung bình của ∆DEF. • B là trung điểm của cạnh IH; A là trung điểm của cạnh HK nên AB là đường trung bình của ∆DEF. • A là trung điểm của cạnh HK; C là trung điểm của cạnh IK nên AC là đường trung bình của ∆DEF. Vậy đường trung bình của ∆DEF là MN; các đường trung bình của ∆IHK là AB, BC, AC. HĐ1 Cho DE là đường trung bình của tam giác ABC (H.4.15)
Sử dụng định lí Thalès đảo, chứng minh rằng DE // BC. Phương pháp giải: Áp dụngđịnh lí Thalès đảo Lời giải chi tiết: Ta có AD = BD và D ∈ AB nên D là trung điểm của AB; AE = EC và E ∈ AC nên E là trung điểm của AC. Xét tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC, theo định lí Thalès đảo, ta suy ra DE // BC (đpcm). HĐ2 Cho DE là đường trung bình của tam giác ABC (H.4.15)
Gọi F là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác DEFB là hình bình hành. Từ đó suy ra DE = \(\frac{1}{2}\)BC Phương pháp giải: Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Sử dụng tính chất của hình bình hành.
Lời giải chi tiết: Chứng minh tương tự HĐ1, ta có EF // AB. Xét tam giác DEFB có DE // BF, EF // BD => DEFB là hình bình hành. => DE = BF (hai cạnh tương ứng) Mà F là trung điểm của BC => BF = \(\frac{1}{2}\)BC => DE = \(\frac{1}{2}\)BC Luyện tập Cho tam giác ABC cân tại A, D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC. Tứ giác DECB là hình gì? Tại sao? Phương pháp giải: Sử dụng tính chất đường trung bình để chứng minh:Tứ giác DECB có DE // BC suy ra tứ giác DECB là hình thang có \(\widehat B = \widehat C\) nên tứ giác DECB là hình thang cân. Lời giải chi tiết:
Tam giác ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\) Vì D và E lần lượt là trung điểm của AB, AC nên DE là đường trung bình của tam giác ABC. Suy ra DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang. Hình thang DECB có \(\widehat B = \widehat C\) nên tứ giác DECB là hình thang cân. Vận dụng Cho B và C là hai điểm cách nhau bởi một hồ nước như Hình 4.12 với D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết DE = 500 m, liệu không cần đo trực tiếp, ta có thể tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C không?
Phương pháp giải: Vận dụng tính chất đường trung bình trong tam giác Lời giải chi tiết: Trong tam giác ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC nên D ∈ AB; E ∈ AC và AD = BD; AE = EC. Suy ra DE là đường trung bình của tam giác ABC. Do đó \(DE = \frac{1}{2}BC\) suy ra BC = 2DE = 2 . 500 = 1 000 (m) Vậy khoảng cách giữa hai điểm B và C bằng 1 000 m.
|