Em làm được những gì?

Bài 5: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1 (trang 31 SGK Toán 2 tập 2)

Làm theo mẫu.

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình ảnh, đếm số đùi gà có trong 1 hộp rồi viết tổng các số hạng bằng nhau và tính tổng để tìm số đùi gà có tất cả. Sau đó, viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Từ phép nhân vừa viết được viết thành 2 phép chia tương ứng.

b) Quan sát hình ảnh, đếm số quả chuối có trong 1 nải chuối rồi viết tổng các số hạng bằng nhau và tính tổng để tìm số quả chuối có tất cả. Sau đó, viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Từ phép nhân vừa viết được viết thành 2 phép chia tương ứng.

Lời giải chi tiết:

Bài 2 (trang 31 SGK Toán 2 tập 2)

a) Đọc các phép nhân, phép chia trong bảng sau.

Mẫu: Hai nhân năm bằng mười.

Mười chia hai bằng năm.

Mười chia năm bằng hai.

b) Số?

Phương pháp giải:

a) Quan sát bảng, xác định các phép nhân, phép chia rồi đọc các phép nhân, phép chia tương tự như ví dụ mẫu.

b) Dựa vào các bảng nhân 2, nhân 5; các bảng chia 2, chia 5 đã học để điền các số còn thiếu vào ô có dấu “?”.

Lời giải chi tiết:

a) • Ba nhân hai bằng sáu.

Sáu chia hai bằng ba.

Sáu chia ba bằng hai.

Bảy nhân hai bằng mười bốn.

Mười bốn chia hai bằng bảy.

Mười bốn chia bảy bằng hai.

b)

Bài 3 (trang 32 SGK Toán 2 tập 2)

Có bao nhiêu?

 

Phương pháp giải:

a) Cách 1:

- Đếm số hàng và số hình tròn có trong 1 hàng.

- Để tìm số hình tròn có tất cả ta lấy số hình tròn có trong 1 hàng nhân với số hàng.

Cách 2:

- Đếm số cột và số hình tròn có trong 1 cột.

- Để tìm số hình tròn có tất cả ta lấy số hình tròn có trong 1 cột nhân với số cột.

b) Cách 1:

- Đếm số hàng và số ô vuông nhỏ có trong 1 hàng.

- Để tìm số ô vuông nhỏ có tất cả ta lấy số ô vuông nhỏ có trong 1 hàng nhân với số hàng.

Cách 2:

- Đếm số cột và số ô vuông nhỏ có trong 1 cột.

- Để tìm số ô vuông nhỏ có tất cả ta lấy số ô vuông nhỏ có trong 1 cột nhân với số cột.

Lời giải chi tiết:

Bài 4 (trang 32 SGK Toán 2 tập 2)

Phương pháp giải:

Để giải bài này ta có thể áp dụng các cách như sau:

• Tính theo hàng : Đếm số hàng và số ô vuông nhỏ có trong 1 hàng, sau đó để tìm số ô vuông nhỏ có tất cả ta lấy số ô vuông nhỏ có trong 1 hàng nhân với số hàng.

• Tính theo cột: Đếm số cột và số ô vuông nhỏ có trong 1 cột, sau đó để tìm số ô vuông nhỏ có tất cả ta lấy số ô vuông nhỏ có trong 1 cột nhân với số cột.

• Hình dung các ô vuông bị che và đếm (theo nhiều cách).

Lời giải chi tiết:

Ta có thể giải như sau:

• Hình chữ nhật màu xanh lá cây che 5 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông nhỏ.

 Do đó có tất cả số ô vuông nhỏ là:

3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15 (ô vuông)

• Hình vuông màu đỏ che 5 hàng, mỗi hàng có 5 ô vuông nhỏ.

Do đó có tất cả số ô vuông nhỏ là:

5 × 5 = 25 (ô vuông)

• Hình chữ nhật màu da cam che 2 hàng, mỗi hàng có 9 ô vuông nhỏ.

Do đó có tất cả số ô vuông nhỏ là:

9 × 2 = 9 + 9 = 18 (ô vuông)

Vậy:

Bài 5 (trang 33 SGK Toán 2 tập 2)

Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống.

Phương pháp giải:

Có thể tính nhẩm kết quả phép tính ở hai vế, so sánh kết quả với nhau rồi điền dấu (>, <, =) thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết:

Bài 6 (trang 33 SGK Toán 2 tập 2)

Các bao nào có cùng số lượng?

Phương pháp giải:

Tính kết quả mỗi phép tính ghi trên mỗi bao, so sánh kết quả rồi tìm các bao có cùng số lượng.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

5 × 2 = 10 5 × 8 = 40

2 × 8 = 16 2 × 5 = 10

20 + 20 = 40 8 × 8 = 16.

Mà: 10 = 10 ; 16 = 16 ; 40 = 40.

Vậy hai bao có cùng số lượng được nối với nhau như sau:

Bài 7 (trang 33 SGK Toán 2 tập 2)

Mỗi con vật che dấu phép tính nào (+, – , × hay :) ?

Phương pháp giải:

- Học sinh có thể dùng cách thử, chọn, tức là thay các dấu phép tính (+, – , × hay :) vào vị trí của mỗi con vật rồi, tính kết quả của các phép tính rồi chọn dấu thích hợp.

- Có thể nhận biết rồi chọn dấu thích hợp:

+ Nếu kết quả tăng so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính cộng, nhân.

+ Nếu kết quả giảm so với các thành phần tham dự phép tính thì nghĩ đến phép tính trừ, chia.

Lời giải chi tiết:

Bài 8 (trang 33 SGK Toán 2 tập 2)

Có 10 hộp, mỗi hộp có 2 huy hiệu. Hỏi có tất cả bao nhiêu huy hiệu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số hộp, số huy hiệu có trong mỗi hộp) và hỏi gì (số huy hiệu có tất cả), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số huy hiệu có tất cả ta lấy số huy hiệu có trong mỗi hộp nhân với số hộp.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Có: 10 hộp

Mỗi hộp: 2 huy hiệu

Có tất cả: … huy hiệu?

Bài giải

Có tất cả số huy hiệu là:

2 × 10 = 20 (huy hiệu)

Đáp số : a.

Bài 9 (trang 33 SGK Toán 2 tập 2)

Chia đều 20 huy hiệu cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn được chia mấy huy hiệu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số huy hiệu có tất cả, số bạn được chia) và hỏi gì (số huy hiệu mỗi bạn được chia), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.

- Để tìm số huy hiệu mỗi bạn được chia ta lấy số huy hiệu có tất cả chia cho số bạn.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Có : 20 huy hiệu

Chia cho: 5 bạn

Mỗi bạn: … huy hiệu?

Bài giải

Mỗi bạn được chia số huy hiệu là:

20 : 5 = 4 (huy hiệu)

Đáp số : 4 huy hiệu.

Bài 10 (trang 34 SGK Toán 2 tập 2)

a) Quan sát các bức tranh sau. Nói theo mẫu:

Các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ.

b) Trả lời các câu hỏi.

• Lúc 8 giờ rưỡi, các bạn đang ở đâu?

• Lúc 10 giờ, các bạn làm gì?

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh, đọc giờ trên đồng hồ rồi mô tả hoạt động diễn ra trong thời gian đó.

b) Quan sát tranh, đọc giờ trên đồng hồ và trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

a) Lúc 8 giờ, các bạn đến vườn thú.

Lúc 8 giờ 15 phút, các bạn đang xem hươu cao cổ.

Lúc 8 giờ 30 phút (hay 8 giờ rưỡi), các bạn ở khu chuồng chim.

Lúc 9 giờ, các bạn đang xem voi.

Lúc 9 giờ 30 phút (hay 9 giờ rưỡi), các bạn đang xem khỉ.

Lúc 10 giờ, các bạn đang xem hổ.

Lúc 11 giờ, các bạn lên xe buýt đi về.

b) Lúc 8 giờ rưỡi, các bạn ở khu chuồng chim

Lúc 10 giờ, các bạn đang xem hổ.

xemloigiai.com

close