I. Em đọc truyện "Người công giáo ghi ơn Bác Hồ"

Em đọc truyện "Người công giáo ghi ơn Bác Hồ" trang 43, 44, 45 sách Bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Năm 1949, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội ta, ....

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây, thành phố Huế bị bộ đội ta bao vây về kinh tế, 600 linh mục và những người tu hành không có lương thực để ăn vì không có cách nào chở được lúa gạo từ ngoại thành và các huyện vào thành phố cho Nhà Chung được.

Để đảm bảo cuộc sống và quyền tự do truyền đạo của 600 linh mục và những người tu hành, Bác Hồ đã quan tâm như thế nào để có lương thực cho Nhà Chung ?

Phương pháp giải:

Xem đoạn: "Thật bất ngờ … để ruộng đất bỏ hoang".

Lời giải chi tiết:

Để đảm bảo cuộc sống và quyền tự do truyền đạo của 600 linh mục và những tu hành Bác Hồ đã viết một cái thiếp có chữ kí và dấu cho phép linh mục Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung, được tự do đi lại để lo liệu công việc và trồng lúa tránh bỏ hoang ruộng đất.

Những quyết định đó của Bác Hồ đã nói lênđiều gì ?

Lời giải chi tiết:

Những quyết định đó của Bác nói lên được tấm lòng lo lắng cho nhân dân và bác ái của Bác. Dù là vị lãnh tụ của dân tộc nhưng Bác luôn dành thời gian để nghe ý kiến của nhân dân, tìm những biện pháp giúp cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Đặc biệt, đó còn là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.

Hướng dẫn đọc : Truyện không có đối thoại, đọc chậm để hiểu nội dung truyện.

Người công giáo ghi ơn Bác Hồ

Năm 1949, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội ta, bao vây kinh tế thành phố Huế - nơi Pháp chiếm đóng. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại Giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn.

Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, là cán bộ của mặt trận Thừa Thiên Huế, vẫn cố liên lạc với Giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ và sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp thư đó.

Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, nhưng thực lòng cũng không dám hi vọng bức thư sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, hơn nữa Người lại ở quá xa và đang bận trăm nghìn công việc lớn lao của đất nước.

Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ kí và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm :

1) Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.

2) Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên Huế để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.

Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành nhiệm vụ chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ - vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.

Để kỉ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang đuợc trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri.

NGUYỄN VĂN NGỌC

(Trong Bác Hồ, còn người và phong cách)

xemloigiai.com


Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close