Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 2

Câu 1 :

Vì sao đế quốc Nhật lại có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

  • A

    Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

     

  • B

    Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

     

  • C

    Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự

     

  • D

    Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

Câu 2 :

Sự kiện nào đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?

  • A

    Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)

     

  • B

    Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)

     

  • C

    Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)

     

  • D

    Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)

Câu 3 :

Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 – 1789) với mục đích gì?

 

  • A

    Đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới

     

  • B

    Ban bố tình trạng chiến tranh

     

  • C

    Thông qua Chính phủ mới

     

  • D

    Thông qua Hiến pháp mới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phần cách mạng bùng nổ để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của triều đình, tháng 5-1789, vua Lu-I XVI đã triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới nhưng không được chấp nhận.

Câu 4 :

Cơ sở hạt nhân của lòng yêu nước Việt Nam là gì?

 

  • A

    Mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia Văn Lang và những yếu tố văn hóa chung

     

  • B

    Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Văn Lang- Âu Lạc

     

  • C

    Sự đoàn kết của người Tây Âu và Lạc Việt xây dựng nên nhà nước Âu Lạc

     

  • D

    Chung nguồn gốc tổ tiên là Âu Cơ và Lạc Long Quân

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Những mối quan hệ sơ khai về kinh tế- chính trị của quốc gia Văn Lang (sự gắn bó của những cư dân nông nghiệp trong cộng đồng làng xã) cùng những yếu tố văn hóa chính là hạt nhân, cơ sở của lòng yêu nước

Câu 5 :

Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?

  • A

    Tướng quân Sôgun

     

  • B

    Thiên hoàng

     

  • C

    Võ sĩ Samurai

     

  • D

    Tư sản công thương

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ

Câu 6 :

Thực dân Anh đã không thực hiện chính sách gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ?

  • A

    Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

  • B

    Chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.

  • C

    Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh.

  • D

    Không được tự do buôn bán với các nước khác

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Chính sách kìm hãm của Anh với kinh tế Bắc Mĩ bao gồm:

- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

- Cấm mở doanh nghiệp.

- Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

- Không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

=> Đáp án B: thực dân Anh cấm mở các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ.

Câu 7 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là

  • A

    Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • B

    Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc

     

  • C

    Có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á

     

  • D

    Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh - tay sai của các nước đế quốc, trở lực ngăn cản sự phát triển của đất nước, chấm dứt sự tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 8 :

Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét gì nổi bật?

 

  • A

    Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

     

  • B

    Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù

     

  • C

    Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

     

  • D

    Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi.

Câu 9 :

Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân ở các nước tư bản có sự biến đổi ra sao?

 

  • A

    tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

     

  • B

    đấu tranh hoàn toàn vì quyền lợi chính trị.

     

  • C

    công nhân tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

     

  • D

    những cuộc đình công và bãi công diễn ra sôi nổi.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mĩ. Đội ngũ công nhân ở các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

Câu 10 :

Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?

  • A

    Quốc dân Đảng Trung Quốc

     

  • B

    Trung Quốc đồng minh hội

     

  • C

    Đảng xã hội dân chủ

     

  • D

    Đảng quốc dân đại hội

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản Trung Quốc, nhưng bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép. Tháng 8- 1905, trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến, Trung Quốc Đồng minh hội đã được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu

Câu 11 :

Động lực cơ bản thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên là

 

  • A

    quý tộc mới

     

  • B

    tư sản

     

  • C

     

    chủ nô

     

  • D

    quần chúng nhân dân

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tiến trình cách mạng tư sản Pháp để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy cách mạng Pháp phát triển theo chiều đi lên. Ở những giai đoạn khi quyền lợi của họ không được đáp ứng đúng mức, tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nổi dậy để lật đổ nền thống trị cũ, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn từ đại tư sản lập hiến đến tư sản công thương Gi-rông- đanh và đỉnh cao là phái Gia-cô-banh.

Câu 12 :

Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách gì?

  • A

    Dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp.

     

  • B

    Chia để trị dựa theo tôn giáo.

     

  • C

    Chính sách chia để trị theo địa chính trị.

     

  • D

    Áp bức dân tộc.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Bản chất của đạo luật này là chính sách chia để trị trên cơ sở tôn giáo

Câu 13 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

 

  • A

    Giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • B

    Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.

     

  • C

    Đưa ra bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền bất khả xâm phạm của con người

     

  • D

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 14 :

Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Mĩ là

 

  • A

    G.Oasinhtơn

     

  • B

    A.Lincôn

     

  • C

    B.Phranklin

     

  • D

    T.Giépphécxơn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Gióc-giơ Oa-sinh-tơn (1732-1799) là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân. Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các nước thuộc Bắc Mĩ. Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa), là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

Câu 15 :

Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang đặc điểm gì nổi bật?

 

  • A

    mang nặng tư tưởng Nho giáo.

     

  • B

    mang nặng tư tưởng Phật giáo.

     

  • C

    chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương Tây.

     

  • D

    diễn ra quá trình hiện đại hóa văn học.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang nặng tư tưởng Phật giáo. Xuất phát từ lí do thời kì này Phật giáo vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến.

Câu 16 :

Nguồn tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lê sơ là

 

  • A

    Thi cử

     

  • B

    Tiến cử

     

  • C

    Nhậm tự

     

  • D

    Mua bán

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào những thành tựu giáo dục Đại Việt thời Lê sơ để trả lời

Lời giải chi tiết :

Dưới thời Lê sơ, quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua thi cử. Nhà nước đặt lệ 3 năm thi hội một lần. Những người đỗ tiến sĩ sẽ được dựng bia ở văn miếu

Câu 17 :

Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

  • A

    Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.

  • B

    Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.

  • C

    Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

  • D

    Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp.

Câu 18 :

Phong trào nông dân Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

 

  • A

    Lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

     

  • B

    Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

     

  • C

    Mới chỉ giải phóng được vùng đất Đàng Trong

     

  • D

    Đánh thắng các thế lực ngoại xâm, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến phong trào nông dân Tây Sơn để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

Câu 19 :

Đến giai đoạn nào các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam?

  • A

    đầu văn hóa Phùng Nguyên.

     

  • B

    đầu văn hóa Đồng Đậu.

     

  • C

    đầu văn hóa Gò Mun.

     

  • D

    đầu văn hóa Đông Sơn.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN), các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.

Câu 20 :

Sau một thời gian hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân hóa thành các nhóm phái nào?

  • A

    Phái ôn hòa và phái bạo lực

     

  • B

    Phái ôn hòa và phái dân chủ

  • C

    Phái ôn hòa và phái cực đoan

     

  • D

    Phái dân chủ và phái cấp tiến

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh, do đó chia làm hai phái là ôn hòa và cực đoan.

Câu 21 :

Quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới hiện trạng gì ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Hình thành tầng lớp tư bản tài chính

     

  • B

    Đẩy mạnh quá trình xuất khẩu tư bản

     

  • C

    Đẩy mạnh quá trình xâm lược mở rộng lãnh thổ

     

  • D

    Sự xuất hiện các công ty độc quyền

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phần Nhật Bản Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX kéo theo sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản trong công nghiệp, giao thông vận tải và ngân hàng. Từ đó nhiều công ti độc quyền đã xuất hiện, chi phối, lũng đoạn nền kinh tế- chính trị ở Nhật

Câu 22 :

Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là

  • A

    Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản

     

  • B

    Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển

     

  • C

    Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.

     

  • D

    Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Về kinh tế: cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

Câu 23 :

Theo anh(chị), khái niệm "truyền thống" là gì?

 

  • A

    là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

     

  • B

    là những yếu tố quy chuẩn về chính trị - xã hội được hình thành qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

     

  • C

    là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

     

  • D

    là những yếu tố về sinh hoạt chính trị, văn hóa, lối sống, đạo đức của một dân tộc được lưu truyền từ khi chế độ phong kiến được hình thành cho đến nay.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

Câu 24 :

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?

 

  • A

    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

     

  • B

    Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905.

     

  • C

    Khúc Hạo thực hiện cuộc cải cách về nhiều mặt năm 907.

     

  • D

    Dương Đình Nghệ đánh bại quân xâm lược Nam Hán năm 931.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung về các cuộc đấu tranh giành độc lập trong thế kỉ X để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét trên đang nói về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 25 :

Nội dung nào không phải là nguyên nhân sau thống nhất nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ nhanh chóng?

 

  • A

    Thị trường dân tộc được thống nhất, nước Đức có nguồn tài nguyên giàu có với nguồn nhân lực dồi dào, số lượng lớn.

     

  • B

    Đức nhận được số tiền bồi thường chiến phí là 5 tỉ phrang từ Pháp.

     

  • C

    Do Đức tận dụng tốt cuộc chiến tranh bên ngoài để buôn vũ khí.

     

  • D

    Do tiến hành công nghiệp hóa muộn nên có thể sử dụng thành tựu của những nước đi trước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đức tận dụng tốt cuộc chiến tranh bên ngoài để buôn vũ khí không phải là nguyên nhân khiến sau khi nước Đức thống nhất, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.

Câu 26 :

Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A

    Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

     

  • B

    Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.

     

  • C

    Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.

     

  • D

    Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

=> Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

Câu 27 :

Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm

  • A

    đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.

  • B

    đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.

  • C

    đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.

  • D

    rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Thủ công nghiệp trong nhân dân từ thế kỉ X đến XV có điều kiện phát triển nhanh. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Câu 28 :

Vì sao sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử?

  • A

    Do nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ở châu Á đáp ứng được yêu cầu của phương Tây

     

  • B

    Do tham vọng chi phối, khống chế thế giới của các nước tư bản phương Tây

     

  • C

    Do thị trường nội địa ở các nước tư bản phương Tây yếu, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu

     

  • D

    Do các nước tư bản phương Tây đã tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ tình hình các nước tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Do đó nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ngày càng lớn. Trong khi đó các nước châu Á là nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nên sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử

Câu 29 :

Điểm giống nhau trong các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (cuộc vận động Duy tân, Nghĩa Hòa đoàn, cách mạng Tân Hợi) là

  • A

    Thể hiện tinh thần yêu nước của tầng lớp sĩ phu tiến bộ

     

  • B

    Chưa kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

     

  • C

    Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo

     

  • D

    Đều có sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, yêu cầu lịch sử đặt ra cho các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc là phải kết hợp đồng thời cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có phong trào đấu tranh nào thời kì này kết hợp được hai nhiệm vụ này. Đây chính là hạn chế cơ bản nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 30 :

Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

 

  • A

    Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công

     

  • B

    Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

     

  • C

    Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài

     

  • D

    Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế của các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa và Phù Nam để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Những điểm giống nhau về tình hình kinh tế của các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Cham-pa và Phù Nam bao gồm:

- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

Câu 31 :

Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm tình hình thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

 

 

  • A

    Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

     

  • B

    Trở thành ngành sản xuất chính, tách rời khởi nông nghiệp.

     

  • C

    Có tác động tích cực đến sự phát triển của thương nghiệp.

     

  • D

    Xuất hiện nhiều ngành mới bên cạnh các nghề cổ truyền

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt thế kỉ X đến XV để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Những đặc điểm của thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm:

- Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

- Nhiều ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề cổ truyền còn xuất hiện nhiều ngành mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.

- Thủ công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển thương nghiệp. Đời sống nhân dân được nâng cao.

Đáp án B: Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính và thủ công nghiệp chưa tách rời hẳn khỏi nông nghiệp và có sự chuyên môn hóa như phương Tây.

Câu 32 :

Chính sách “độc tôn Nho giáo” của nhà Lê sơ trên thực tế được thực hiện ở mức độ nào?

 

  • A

    không được thi hành có hiệu quả.

     

  • B

    được thi hành triệt để và có hiệu quả.

     

  • C

    giữ nguyên hiện trạng Tam giáo đồng nguyên.

     

  • D

    Phật giáo vẫn giữ vị trí độc tôn.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình tôn giáo dân tộc thế kỉ XV để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý - Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa đơn nguyên quan phương, độc tôn Nho giáo và Nho học. Ở đây, Tống Nho đã được đề cao như một hệ tư tưưởng chính thống nhà nước, làm bệ đỡ tư tưởng cho chế độ quân chủ quan liêu. Khẩu hiệu chiến lược “Sùng Nho trọng Đạo là việc hàng đầu” (Bia Văn Miếu – 1442) đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Văn Miếu – Quốc Tử Giám được mở rộng, giáo dục khoa cử Nho học được kiện toàn. Lê Thánh Tông còn cho ban bố trong nhân dân “24 điều giáo huấn” để củng cố những nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo. Chính ông đã nói: “Tất cả đều do cái mũ của nhà Nho mà ra”. Ngô Sĩ Liên khẳng định “vua tôi, cha con, vợ chồng là 3 cương lớn trong đạo luân lý của người, ngoài ra không có gì lớn hơn”.

Tuy nhiên, dù không được Nhà nước khuyến khích nhưng Phật, Đạo thời Lê sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân. Lê Sát cho xây chùa Thanh Đàm, Chiêu Độ rộng 90 gian. Chùa Báo Thiên ở kinh thành vẫn được mở rộng, rước tượng Phật từ chùa Pháp Vân về để cầu đảo Nho sĩ Lương Thế Vinh đã soạn sách Phật (Thiền môn khoa giáo), soạn bia chùa Diên Hựu. Các đền thờ thần linh, các danh nhân lịch sử văn hóa và các hội lễ vẫn được xây dựng, tổ chức ở khắp nơi.

=> Chính sách “độc tôn Nho học” của nhà nước Lê sơ, trên thực tế, đã không được thi hành một cách có hiệu quả.

Câu 33 :

Lòng yêu nước có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến?

 

  • A

    Cơ sở vật chất để Đại Việt đánh thắng các thế lực ngoại xâm

     

  • B

    Ngọn đuốc tinh thần cổ vũ nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước

     

  • C

    Nền tảng để xây dựng một nền kinh tế- văn hóa tự chủ

     

  • D

    Là vũ khí sắc bén chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời phong kiến, lòng yêu nước là Ngọn đuốc tinh thần cổ vũ nhân dân ta tiến lên xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặt nền tảng cho sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Đại Việt là điều kiện cần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 34 :

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là

  • A

    Hình thức đấu tranh

  • B

    Kết quả

  • C

    Lực lượng tham gia

  • D

    Phương pháp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm hai cuộc cách mạng để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là hình thức đấu tranh.

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa vua Sác- lơ I với quốc hội nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập để lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, giải phóng dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 35 :

Hệ thống thuộc địa thế giới ban đầu đem lại nhiều quyền lợi cho những nước nào?

 

  • A

    Anh và Pháp.

     

  • B

    Anh và Mỹ.

     

  • C

    Mỹ và Đức.

     

  • D

    Pháp và Đức.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số lượng thuộc địa các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ sở hữu để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Hệ thống thuộc địa thế giới ban đầu đem lại nhiều quyền lợi cho các nước Anh và Pháp, vốn là các nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn, trải khắp thế giới.

Câu 36 :

Việc lấy ngày 1 – 5 hằng năm là ngày Quốc tế lao động nhằm mục đích gì?

 

  • A

    Biểu dương sức mạnh của phong trào công nhân

     

  • B

    Đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân thế giới

     

  • C

    Đoàn kết công nhân các nước châu Âu.

     

  • D

    Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của ngày 1/5 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau sự kiện cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân dệt Si-ca-go (Mĩ) (1-5-1886) đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày này đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động nhằm mục đích đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân thế giới, làm cho phong trào công nhân ngày càng phát triển.

Câu 37 :

Xvadesi – Xvaratj” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào ở Ấn Độ trong những năm 1905-1908

  • A

    Đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Bengan (1905)

     

  • B

    Đấu tranh buộc Anh phải thả Ti-lắc (1908)

     

  • C

    Cuộc bãi công của công nhân ở Bombay (1908)

     

  • D

    Cuộc bãi công của công nhân ở Can- cút- ta (1908)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết lịch sử của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Xvadesi – Xvaratj” là khẩu hiểu đấu tranh của phong trào chống lại đạo luật chia cắt xứ Bengan thành 2 vùng trên cơ sở tôn giáo ngày 16-10-1905. “Xvadesi” nghĩa là đất của mình. “Xvaratj” nghĩa là nền tự trị của mình. Hai khẩu hiệu này đã cho thấy sự thức tỉnh ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh

Câu 38 :

Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

 

  • A

    Kinh thành Thăng Long

     

  • B

    Hoàng thành Thăng Long

     

  • C

    Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

     

  • D

    Kinh thành Huế

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.

Câu 39 :

Ngoài giải phóng nô lệ, Mỹ có thêm nguồn lao động từ đâu để tạo nên nguồn lao động phong phú?

 

  • A

    Tốc độ gia tăng dân số rất nhanh.

     

  • B

    Nô lệ bắt từ châu Phi

     

  • C

    Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

     

  • D

    Nguồn người nhập cư từ châu Á và châu Âu.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung bài học và liên hệ thực tiễn để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhờ có nguồn dân nhập cư ngày càng nhiều từ các nước châu Âu sang đồng thời với số lượng lớn nô lệ được giải phóng góp phần tạo nên nguồn lao động phong phú cho nền kinh tế Mỹ.

Câu 40 :

Từ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIX, anh (chị) hãy rút ra quy luật phát triển của lịch sử dân tộc

 

  • A

    Kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước

     

  • B

    Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước

     

  • C

    Dựng nước đi đôi với giữ nước

     

  • D

    Kháng chiến- kiến quốc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Liên hệ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam để nhận xét

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, ta nhận thấy hai đặc điểm nổi bật là

  1. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước
  2. Đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc

Tuy nhiên hai đặc điểm này không tác rời nhau mà gắn kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Điều này đã tạo nên quy luật phát triển của lịch sử dân tộc là dựng nước đi đôi với giữ nước

close