Đề thi học kì 2 Sinh 10 Kết nối tri thức - Đề số 9

Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ

A. 50% B. 70% C. 80% D. 90%

Câu 2: Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu cho vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía sống là:

A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. Ánh sáng và CO2

C. Chất hữu cơ và CO2 D. Ánh sáng và chất vô cơ

Câu 4: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?

A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.

B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH làm đông tụ sữa.

C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại

D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.

Câu 5: Việc sử dụng clo hay cloramin để:

A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

B. Dùng trong y tế, thú y

C. Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

D. Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Câu 6: Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào sau đây?

A.Nấm B. Vi khuẩn Gram dương

C. Xạ khuẩn D. Vi khuẩn Gram âm

Câu 7: Diễn biến của kì nào trong giảm phân giống với diễn biến của kì giữa của nguyên phân?

A. Kì giữa II B. Kì sau II C. Kì giữa I D. Kì đầu I

Câu 8: Thời gian thế hệ ở vi sinh vật là:

A. Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia

B. Thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào chết đi.

C. Thời gian thế hệ thay đổi tùy theo vi sinh vật

D. Thời gian tế bào sinh trưởng đến lúc phân chia

Câu 9: Phân tích nucleic acid của một virus thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A = 20%; X = 20%; T = 25%. Nucleic acid này là:

A. DNA mạch đơn B. DNA mạch kép

C. RNA mạch đơn D. RNA mạch kép

Câu 10: Trong các pha sinh trưởng của nuôi cấy không liên tục, pha nào có tốc độ sinh trưởng lớn nhất?

A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng D. Pha suy vong

Câu 11: Một tế bào của loài lúa nước (2n = 24) khi đang ở kì giữa I của giảm phân sẽ mang bao nhiêu cromatit:

A. 36 B. 12 C. 48 D. 12

Câu 12: Trong quá trình làm tương, người ta sử dụng loại vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn lactic B. Nấm men

C. Nấm mốc hoa cau D. Vi khuẩn lam

Câu 13: Nấm đơn bào có hình thức dinh dưỡng giống với vi khuẩn nào dưới đây?

A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn lam

C. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

Câu 14: Virus nào dưới đây có vật chất di truyền là RNA?

A. HIV B. Virus đậu mùa C. Virus viêm gan B D. Virus hecpet

Câu 15: Một số chất hữu cơ cần thiết mà vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là:

A. Vi sinh vật nguyên dưỡng B. Nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật khuyết dưỡng D. Chất dinh dưỡng

Câu 16: Dựa vào độ pH của môi trường sống, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 17: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào sau đây?

A. Giữa pha lũy thừa B. Cuối pha cân bằng

C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng D. Đầu pha suy vong

Câu 18: Nấm men rượu có hình thức sinh sản vô tính như thế nào?

A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Hình thành bào tử D. Trực phân

Câu 19: Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong

A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm

B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì

C. sản xuất sữa chua, dưa chua

D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh

Câu 20: Có 6 tế bào sinh trứng ở một loài động vật tiến hành giảm phân. Hỏi sau giảm phân có bao nhiêu tế bào trứng được tạo thành?

A. 6 B. 24 C. 12 D. 18

Câu 21: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic?

A. Thịt xông khói B. Dưa chua C. Xúc xích D. Giò lụa

Câu 22: Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?

A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.

B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.

C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.

D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo của virus?

A. Capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein và capsome.

B. Capsid là thuật ngữ chỉ vỏ protein của virus.

C. Virus trần là virus không có vỏ capsid.

D. Virus gồm hai thành phần cơ bản là lõi (nucleic acid) và vỏ capsid.

Câu 24: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào dưới đây không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi?

A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát

C. Pha suy vong D. Pha cân bằng

Câu 25: Đặc điểm có ở vi sinh vật hóa dị dưỡng mà không có ở vi sinh vật hóa tự dưỡng?

A. Nguồn năng lượng là ánh sáng B. Nguồn carbon là chất hữu cơ

C. Nguồn carbon là CO2 D. Nguồn năng lượng là chất vô cơ

Câu 26: Mối quan hệ giữa virus với tế bào chủ là:

A. Hoại sinh B. Cộng sinh

C. Kí sinh không bắt buộc D. Kí sinh nội bào bắt buộc

Câu 27: Khi cho penicillin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy thì pha nào sẽ không bị ảnh hưởng?

A. Pha cân bằng B. Pha lũy thừa

C. Pha suy vong D. Pha tiềm phát

Câu 28: Giả sử trong một quần thể vi khuẩn bao đầu có 3 tế bào, thời gian của một thế hệ là 20 phút thì số lượng tế bào sau 100 phút là:

A.64 B. 102 C. 72 D. 96

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.

Câu 2 (1 điểm): Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

 

 

Câu 1: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ

A. 50% B. 70% C. 80% D. 90%

Phương pháp giải:

Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ là 90%.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 2: Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Phương pháp giải:

Có 2 vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng là: tảo và vi khuẩn lam.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

 

Câu 3: Nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu cho vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía sống là:

A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. Ánh sáng và CO2

C. Chất hữu cơ và CO2 D. Ánh sáng và chất vô cơ

Phương pháp giải:

Nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu cho vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía sống là ánh sáng và chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

 

Câu 4: Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?

A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.

B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH làm đông tụ sữa.

C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại

D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.

Phương pháp giải:

Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích: Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH làm đông tụ sữa.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

 

Câu 5: Việc sử dụng clo hay cloramin để:

A. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

B. Dùng trong y tế, thú y

C. Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

D. Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Phương pháp giải:

Việc sử dụng clo hay cloramin để thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 6: Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào sau đây?

A. Nấm B. Vi khuẩn Gram dương

C. Xạ khuẩn D. Vi khuẩn Gram âm

Phương pháp giải:

Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật: xạ khuẩn.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

 

Câu 7: Diễn biến của kì nào trong giảm phân giống với diễn biến của kì giữa của nguyên phân?

A. Kì giữa II B. Kì sau II C. Kì giữa I D. Kì đầu I

Phương pháp giải:

Diễn biến ở kì giữa của giảm phân II giống với kì giữa của nguyên phân: các NST kép tách nhau ra tại tâm động và phân li đồng đều về hai cực tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

 

Câu 8: Thời gian thế hệ ở vi sinh vật là:

A. Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia

B. Thời gian từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào chết đi.

C. Thời gian thế hệ thay đổi tùy theo vi sinh vật

D. Thời gian tế bào sinh trưởng đến lúc phân chia

Phương pháp giải:

Thời gian thế hệ ở vi sinh vật là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

 

Câu 9: Phân tích nucleic acid của một virus thấy tỉ lệ các loại nucleotide như sau: A = 20%; X = 20%; T = 25%. Nucleic acid này là:

A. DNA mạch đơn B. DNA mạch kép

C. RNA mạch đơn D. RNA mạch kép

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần và tỉ lệ các loại nucleotide của phân tử nucleic acid để rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy nucleic acid có nucleotide loại T => Vật chất di truyền là DNA.

Tỉ lệ nucleotide từng loại nucleic acid này là: A = 20% ≠ T = 25% => Nucleotide loại A và T không bổ sung cho nhau

=> Nucleic acid của loài này là DNA mạch đơn.

Chọn A.

 

Câu 10: Trong các pha sinh trưởng của nuôi cấy không liên tục, pha nào có tốc độ sinh trưởng lớn nhất?

A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng D. Pha suy vong

Phương pháp giải:

Trong các pha sinh trưởng của nuôi cấy không liên tục, pha lũy thừa có tốc độ sinh trưởng lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 11: Một tế bào của loài lúa nước (2n = 24) khi đang ở kì giữa I của giảm phân sẽ mang bao nhiêu cromatit:

A. 36 B. 12 C. 48 D. 12

Phương pháp giải:

Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi tế bào có 2n NST kép, tương đương với 4n chromatide.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Câu 12: Trong quá trình làm tương, người ta sử dụng loại vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn lactic B. Nấm men

C. Nấm mốc hoa cau D. Vi khuẩn lam

Phương pháp giải:

Quá trình làm tương là ứng dụng của quá trình phân giải protein trong đậu tương của vi sinh vật.

Lời giải chi tiết:

Vi sinh vật được ứng dụng trong sản xuất tương là nấm mốc hoa cau.

Chọn C.

 

Câu 13: Nấm đơn bào có hình thức dinh dưỡng giống với vi khuẩn nào dưới đây?

A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn lam

C. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

Phương pháp giải:

Nấm đơn bào có hình thức dinh dưỡng giống với vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

 

Câu 14: Virus nào dưới đây có vật chất di truyền là RNA?

A. HIV B. Virus đậu mùa C. Virus viêm gan B D. Virus hecpet

Phương pháp giải:

Virus HIV có vật chất di truyền là RNA

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 15: Một số chất hữu cơ cần thiết mà vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là:

A. Vi sinh vật nguyên dưỡng B. Nhân tố sinh trưởng

C. Vi sinh vật khuyết dưỡng D. Chất dinh dưỡng

Phương pháp giải:

Một số chất hữu cơ cần thiết mà vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 16: Dựa vào độ pH của môi trường sống, vi sinh vật được chia thành mấy nhóm?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Phương pháp giải:

Dựa vào độ pH, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axit, nhóm ưa kiềm và nhóm trung tính.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 17: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào sau đây?

A. Giữa pha lũy thừa B. Cuối pha cân bằng

C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng D. Đầu pha suy vong

Phương pháp giải:

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật phát triển theo 4 pha: pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Lời giải chi tiết:

Để thu được sinh khối, người ta nên dừng lại ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng, vì tại thời điểm này, số lượng tế bào tăng cực đại.

Chọn C.

 

Câu 18: Nấm men rượu có hình thức sinh sản vô tính như thế nào?

A. Phân đôi B. Nảy chồi C. Hình thành bào tử D. Trực phân

Phương pháp giải:

Nấm men rượu có hình thức sinh sản vô tính là phân đôi.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

 

Câu 19: Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong

A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm

B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì

C. sản xuất sữa chua, dưa chua

D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh

Phương pháp giải:

Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

Câu 20: Có 6 tế bào sinh trứng ở một loài động vật tiến hành giảm phân. Hỏi sau giảm phân có bao nhiêu tế bào trứng được tạo thành?

A. 6 B. 24 C. 12 D. 18

Phương pháp giải:

Mỗi tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra một trứng.

Lời giải chi tiết:

6 tế bào trứng sau giảm phân sẽ tạo ra: 6 trứng

Chọn A.

Câu 21: Loại thực phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic?

A. Thịt xông khói B. Dưa chua C. Xúc xích D. Giò lụa

Phương pháp giải:

Dưa chua được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

 

Câu 22: Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?

A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.

B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.

C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.

D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.

Phương pháp giải:

Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo của virus?

A. Capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein và capsome.

B. Capsid là thuật ngữ chỉ vỏ protein của virus.

C. Virus trần là virus không có vỏ capsid.

D. Virus gồm hai thành phần cơ bản là lõi (nucleic acid) và vỏ capsid.

Phương pháp giải:

Virut không có vỏ ngoài (cấu tạo từ lớp kép lipit và protein) là virut trần.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

 

Câu 24: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào dưới đây không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi?

A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát

C. Pha suy vong D. Pha cân bằng

Phương pháp giải:

Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha tiềm phát không có tế bào sinh ra, cũng không có tế bào chết đi.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

 

Câu 25: Đặc điểm có ở vi sinh vật hóa dị dưỡng mà không có ở vi sinh vật hóa tự dưỡng?

A. Nguồn năng lượng là ánh sáng B. Nguồn carbon là chất hữu cơ

C. Nguồn carbon là CO2 D. Nguồn năng lượng là chất vô cơ

Phương pháp giải:

Đặc điểm có ở vi sinh vật hóa dị dưỡng mà không có ở vi sinh vật hóa tự dưỡng là: Nguồn carbon là chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Chọn B.

 

Câu 26: Mối quan hệ giữa virus với tế bào chủ là:

A. Hoại sinh B. Cộng sinh

C. Kí sinh không bắt buộc D. Kí sinh nội bào bắt buộc

Phương pháp giải:

Mối quan hệ giữa virus với tế bào chủ là kí sinh nội bào bắt buộc.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 27: Khi cho penicillin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy thì pha nào sẽ không bị ảnh hưởng?

A. Pha cân bằng B. Pha lũy thừa

C. Pha suy vong D. Pha tiềm phát

Phương pháp giải:

Khi cho penicillin là chất ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy thì pha tiềm phát sẽ không bị ảnh hưởng. Vì ở pha này quần thể vi khuẩn chưa bắt đầu phân chia.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Câu 28: Giả sử trong một quần thể vi khuẩn bao đầu có 3 tế bào, thời gian của một thế hệ là 20 phút thì số lượng tế bào sau 100 phút là:

A. 64 B. 102 C. 72 D. 96

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính số lượng tế bào vi khuẩn thu được sau n thế hệ từ No tế bào ban đầu là:

Nt No x 2n

Lời giải chi tiết:

Số thế hệ mà quần thể vi khuẩn trải qua là:

100 : 20 = 5 (thế hệ)

Số lượng tế bào vi khuẩn thu được sau nuôi cấy là:

Nt = 3 x 25 = 96 (tế bào)

Chọn D.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về ứng dụng của virus.

Lời giải chi tiết:

Chế phẩm sinh học: insulin, interferon.

Cơ sở khoa học: Một số virus kí sinh ở vi khuẩn (phage), chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene hác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.

Quy trình công nghệ:

(1) Tạo vector virus tái tổ hợp: cắt bỏ gene không quan trọng của virus, gắn/ghép gene mong muốn vào virus tái tổ hợp.

(2) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: sử dụng virus tái tổ hợp làm vector để chuyển gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn.

(3) Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

Câu 2 (1 điểm): Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?

Lời giải chi tiết:

Biến thể của virus là các dạng đột biến của virus so với bộ gene ban đầu. Virus có nhiều biến thể vì sự nhân lên nhanh chóng của chúng làm xác suất đột biến của chúng rất cao, bên cạnh đó virus RNA có tỉ lệ đột biến rất cao, do khi sao chép chúng không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, do đó chúng có khả năng tạo ra biến thể nhiều hơn.

 

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close