Đề thi học kì 2 Địa lí 8- Đề số 2

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta:

  • A

    trở ngại về giao thông.

  • B

    có nhiều lũ quét, xói mòn đất.

  • C

    thường xảy ra trượt lở đất.

  • D

    có nguy cơ phát sinh động đất.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên quan đến giao thông vận tải.

Lời giải chi tiết:

Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta có trở ngại rất lớn về giao thông vận tải. Muốn phát triển vùng núi thì giao thông phải đi trước một bước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là?

  • A

    Nhỏ, thấp, lùn, phát triển theo mùa

  • B

    Lá rộng, xanh tốt quanh năm.

  • C

    Thân cành chứa nước, lá tiêu biến thành gai.

  • D

    Lá nhỏ, cứng, phát triển vào mùa hạ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đặc điểm khí hậu vùng ôn đới lục địa có tính chất lạnh khô ->  chỉ ra loài cây phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Do khí hậu lạnh, khô nên đặc trưng của các loại cây ở vùng ôn đới lục địa là lá nhỏ, cứng để hạn chế thoát nước và chịu lạnh tốt, cây phát triển vào mùa hạ là thời kì có khí hậu ấm hơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

  • A

    Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

  • B

    Các vùng chuyên canh cây lương thực.

  • C

    Các ruộng hoa màu, rau củ.

  • D

    Các cánh rừng đầu nguồn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu trồng rừng các loại rừng đầu nguồn và cần được bảo vệ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm khoảng:

  • A

    1/4 diện tích cả nước

  • B

    1/3 diện tích cả nước

  • C

    1/2 diện tích cả nước

  • D

    2/3 diện tích cả nước

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:

  • A

    vùng đồi núi

  • B

    vùng khô hạn

  • C

    vùng đồng bằng

  • D

    vùng nóng ẩm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng đồi núi với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm:

  • A

    Có nhiều dãy núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song

  • B

    Vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn, địa hình cacxtơ tạo nên cảnh quan đẹp

  • C

    Vùng cao nguyên rộng lớn, đất đỏ badan, xếp thành từng tầng

  • D

    Vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi nằm ngang

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều), địa hình cacxtơ đá vôi tạo nên cảnh quan độc đáo ở nhiều nơi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A

    Tại các miền núi có các đồng bằng nhỏ hẹp.

  • B

    Các sông thường có thung lũng hẹp, độ dốc lớn.

  • C

    Là vùng giàu khoáng sản nhất trong cả nước.

  • D

    Có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức về đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền núi thấp với các cánh cung lớn, tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ hẹp (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…), là vùng có về khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt,…) và có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là cảnh quan địa hình cacxto độc đáo.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:

  • A

    Pu Si Cung

  • B

    Pu Tha Ca.

  • C

    Phan-xi-păng.

  • D

    Tây Côn Lĩnh.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khối núi nằm ở Tây Bắc, thuộc tỉnh Lào Cai và mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Lời giải chi tiết:

Khối núi cao nhất ở Việt Nam là Phan-xi-păng cao 3143m thuộc tỉnh Lào Cai, năm nào khối núi này cũng có tuyết rơi và được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Sông ngòi miền Trung có lũ lên nhanh và đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do

  • A

    Lượng mưa tập trung với lưu lượng lớn.

  • B

    Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh.

  • C

    Sông ngắn, nhỏ, dốc và mưa lớn tập trung.

  • D

    Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Trung.

Lời giải chi tiết:

Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh vì:

- Miền Trung có địa hình hẹo ngang, phía Tây là dải núi cao, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp, nhiều dãy núi lan ra sát biển -> sông ngòi có đặc điểm ngắn, nhỏ và dốc. Kết hợp lượng mưa khá tập trung với lựu lượng nước lớn (do bão, dải hội tụ..) trong thời gian ngắn.

= > nước sông lên nhanh và rút cũng rất nhanh.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

  • A

    Sông Đà.

  • B

    Sông Gâm

  • C

    Sông Thương

  • D

    Sông Cầu

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đây là con sông thuộc miền núi Tây Bắc nước ta.

Lời giải chi tiết:

Các con sông thuộc miền núi Đông Bắc có hướng vòng cung theo hướng địa hình là sông Thương, sông Cầu, sông Gâm,… Còn sông Đà thuộc miền Tây Bắc có hưởng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

  • A

    Lượng bức xạ mặt trời lớn.

  • B

    Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

  • C

    Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.

  • D

    Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta về tính nhiệt đới, tính ẩm, tính gió mùa.

Lời giải chi tiết:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu ở nước ta được thể hiện qua lượng bức xạ nhận được, số giờ nắng, nhiệt độ không khí, lượng mưa và nhiệt độ không khí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

  • A

    Có hai sườn không đối xứng

  • B

    Có nhiều nhánh núi nằm ngang.

  • C

    Vùng núi thấp.

  • D

    Hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

=> Hướng Đông Bắc - Tây Nam là không đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ:

  • A

    Lai Châu đến Thừa Thiên Huế

  • B

    Lai Châu đến Đà Nẵng

  • C

    Điện Biên đến Thừa Thiên Huế

  • D

    Điện Biên đến Đà Nẵng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hệ thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc là:

  • A

    Sông Cả.

  • B

    Sông Hồng.

  • C

    Sông Thái Bình.

  • D

    Sông Mã

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta (bảng chú giải bên trái có kí hiệu màu xanh lá cây), tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Kì Cùng – Bằng Giang,...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa là:

  • A

    Măng, mộc nhĩ

  • B

    Hồi, dầu, trám

  • C

    Lát hoa, cẩm lai

  • D

    Song, tre, nứa

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhóm cây có giá trị sử dụng làm tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm là Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, củ nâu, dành dành,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Dựa vào bảng cho biết: 

Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:

  • A

    Nông nghiệp.

  • B

    Công nghiệp,

  • C

    Dịch vụ.

  • D

    Tất cả các ngành.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Chú ý hàng ngang dưới và so sánh tỉ trọng các năm.

Lời giải chi tiết:

Ngành nông nghiệp giảm 14,44%; ngành công nghiệp tăng 13,94%; ngành dịch vụ tăng 0,5%.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:

  • A

    Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

  • B

    Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

  • C

    Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.

  • D

    Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, còn lại 99% là dạng địa hình dưới 2000m.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

 Đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là

  • A

    quanh năm có nền nhiệt thấp.

  • B

    có mưa lớn vào thời kì mùa hạ.

  • C

    có một mùa đông lạnh kéo dài.

  • D

    mùa hạ khô nóng, thu–đông mưa nhiều.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm của khi hậu nhiệt đới gió mùa.

Lời giải chi tiết:

Khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa với hai mùa gió. Vào mùa hạ, gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào mang theo lượng ẩm lớn gây mưa lớn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hiện tượng nào dưới đây do nội lực gây ra?

  • A

    Các lớp đá bị xô lệch

  • B

    Đá bị mài mòn do nước

  • C

    Các đồng bằng do sông bồi đắp

  • D

     Cát do ma sát của gió

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vận động nâng lên – hạ xuống của nội lực làm các lớp đá bị xô lệch, đứt gãy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở:

  • A

    Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

  • B

    Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

  • C

    Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.

  • D

    Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ. Thường kéo dài nhiều ngày và gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nước ta có hai mùa khí hậu chủ yếu là do

  • A

    Nước ta có hai mùa mưa lớn

  • B

    Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều hay có bão

  • C

    Địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau

  • D

    Có hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nước ta có hai mùa khí hậu là do trong một năm ở nước ta chịu ảnh hưởng của hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong công nghiệp để phát triển bền vững cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên vì

  • A

    tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

  • B

    kích thích các ngành công nghiệp nhẹ.

  • C

    đảm bảo cho sự phát triển ngày mai.

  • D

    giảm sự gia tăng dân số.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ khái niệm phát triển bền vững.

Lời giải chi tiết:

Để phát triển bền vững đảm bảo cho sự phát triển ngày mai thì trong công nghiệp cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Địa hình miền núi đã gây trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

  • A

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

  • B

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

  • C

    Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

  • D

    Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sự cắt xẻ, hẻm vực.

Lời giải chi tiết:

Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do:

  • A

    Độ ẩm không khí cao.

  • B

    Nằm nơi địa hình chắn gió.

  • C

    Ảnh hưởng của biển.

  • D

    Các chồi nước lạnh ven bờ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm địa hình của các khu vực này

Lời giải chi tiết:

Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do các khu vực nay thường là nơi đón những đợt gió ẩm từ biển thổi vào và kết hợp với địa hình chắn gió.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là:

  • A

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B

    mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

  • C

    trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

  • D

    diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Là một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và là một trong hai yếu tố cấu thành nên đặc điểm khí hậu.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống sông ngòi nước ta giàu phù sa là do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều nên một lượng bùn đất giàu dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước xuống hạ lưu bồi đáp nên những đồng bằng màu mỡ. Điển hình là hằng năm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tiến ra biển từ 10 – 20 km.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Có giá trị thủy điện lớn nhất nước ta là các sông ở:

  • A

    Tây Bắc.

  • B

    Đông Bắc.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Trung Bộ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đây là khu vực có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

Lời giải chi tiết:

Vùng núi Tây Bắc có địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh, độ dốc lớn, lại tập trung nhiều hệ thống sông lớn => do vậy sông ngòi khu vực này có trữ năng thủy điện lớn. Tập trung nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn hàng đầu cả nước (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà). Hệ thống sông Hồng có trữ năng thủy điện lớn nhất (khoảng 11 triệu kW), riêng sông Mã có giá trị thủy điện ước tính khoảng 6 triệu kW. Tiếp đến là vùng Tây Nguyên, Đông Bắc, Trung Bộ,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Sông ngòi Nam Bộ không có nhiều giá trị về

  • A

    thủy điện

  • B

    thủy sản

  • C

    thủy lợi

  • D

    giao thông vận tải

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sông ngòi Nam Bộ chảy qua miền địa hình đồng bằng, có chế độ nước điều hòa.

Lời giải chi tiết:

Sông ngòi Nam Bộ chảy qua vùng đồng bằng rộng lớn và khá bằng phẳng -> lòng sông rộng, phẳng, nước chảy chậm và chế độ nước điều hòa. Do vậy sông ngòi Nam Bộ không có nhiều giá trị về thủy điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cho bảng số liệu sau:

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta là

  • A

    tròn

  • B

    miền

  • C

    đường

  • D

    cột

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xác định từ khóa “cơ cấu”, bảng số liệu có đơn vị %.

Lời giải chi tiết:

Biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 1 – 3 năm hoặc của 1 – 3 đối tượng, thể hiện giá trị tương đối.

=> Dựa vào dấu hiệu nhận diện biểu đồ -> xác định được biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta năm là biểu đồ tròn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:

  • A

    Khoáng sản

  • B

    Sinh vật, tác động của con người

  • C

    Đá mẹ

  • D

    Địa hình, khí hậu, nguồn nước

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ các nhân tố hình thành đất.

Lời giải chi tiết:

Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, thời gian và sự tác động của con người.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

  • A

    khai thác gần bờ quá mức cho phép.

  • B

    dùng phương tiện có tính hủy diệt.

  • C

    ô nhiễm môi trường ven biển.

  • D

    chú trọng khai thác xa bờ

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định từ khóa: suy giảm thủy sản ven biển (ven bờ)

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, nguồn lợi hải sản vùng ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gần bờ quá mức cho phép, sử dụng các phương tiện có tính hủy diệt trong khai thác (ví dụ như mìn, hóa chất độc, điện,…). Đồng thời cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường biển từ các chất thải công nghiệp, sinh hoạt đã và đang làm nhiều loài sinh vật di cư đi vùng khác hoặc bị chết. Đánh bắt xa bờ được chú trọng để tránh việc suy giảm nguồn hải sản gần bờ -> do vậy đây không phải là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ của nước ta.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

  • A

    thủy điện

  • B

    thủy lợi

  • C

    nuôi trồng thủy sản

  • D

    bồi đắp phù sa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Giá trị liên quan trực tiếp đến nguồn năng lượng của cả nước.

Lời giải chi tiết:

Sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị rất lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng có trữ lượng thủy điện khoảng 11 triệu kW chiếm 1/3 cả nước, riêng sông Đà có trữ lượng khoảng 6 triệu kW.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc không phải do:

  • A

    Thời tiết nắng nóng, ít mưa

  • B

    Độ ẩm nhỏ

  • C

    Khả năng bốc hơi lớn

  • D

    Ảnh hưởng mạnh của gió Đông Bắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Nguyên nhân mùa khô ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ không liên quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc là do vào thời kì mùa khô thời tiết nắng nóng, rất ít mưa nhưng khả năng bốc hơi lớn và độ ẩm rất nhỏ. Thời kì này còn có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng càng làm tăng thêm sự khô hạn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, thời kì mùa khô ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì ở hai miền còn lại vẫn có ngày mưa phùn, có lúc mưa rất to.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Tại sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A

    Bị dãy núi Pu- đen-đinh chắn gió

  • B

    Bị dãy núi con Voi chắn gió

  • C

    Bị dãy núi cánh cung Sông Gâm chắn gió

  • D

    Bị dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dãy núi cao nhất nước ta, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do: Thứ nhất là do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình núi chạy theo hướng cánh cung mở rộng đón gió mùa Đông Bắc. Thứ hai là do địa hình ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ rất cao và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió, đặc biệt là gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Vì sao sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn?

  • A

    Bình quân một m3 nước sông có 223 gam cát bùn và các chất khác.

  • B

    Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước chảy tới 200 triệu tấn/năm.

  • C

    Địa hình bị cắt xẻ mạnh, mưa lớn tập trung và đất bị phong hóa mạnh.

  • D

    Mưa nhiều, mưa theo mùa và diện tích đồng bằng rộng lớn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức đặc điểm địa hình kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta.

Lời giải chi tiết:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đem lại cho nước ta lượng mưa rất lớn và tập trung theo mùa kết hợp. Mặt khác ở vùng núi địa hình bị cắt xẻ mạnh, quá trình phong hóa diễn ra mạnh khiến đất có tầng phong hóa dày và tơi xốp, dễ bị cuốn trôi khi có mưa lớn. 

=> Mưa lớn rửa trôi các lớp vật chất vụn bở ở vùng núi xuống phần hạ lưu bồi đắp nên những đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ. Tiêu biểu như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

  • A

    địa hình bị chia cắt mạnh.

  • B

    động đất xảy ra.

  • C

    khan hiếm nước vào mùa khô.

  • D

    thiên tai dễ xảy ra.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Yếu tố địa hình.

Lời giải chi tiết:

Do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh nên việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi thường xuyện gặp khó khăn. Để hạn chế những khó khăn đó thì các cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phải đi trước một bước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?

  • A

    Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, ấm và kín

  • B

    Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương

  • C

    Trên đường di lưu, di cư và đường hàng hải quốc tế.

  • D

    Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Gần vành đai khoáng sản, lịch sử hình thành lãnh thổ.

Lời giải chi tiết:

Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực thường xuyên diễn ra các hoat động kiến tạo phun trào núi lửa, đẩy dòng vật chất từ trong lòng đất lên và hình thành nhiều mỏ khoáng sản nội sinh (quặng sắt, đồng, niken..). Nước ta có vị trí nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?

  • A

    trong năm có hai mùa khô và mưa.

  • B

    độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.

  • C

    mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.

  • D

    đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sự phân mùa của khí hậu.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa, chủ yếu là do trong năm có hai mùa khô và mưa. Chế độ nước sông theo sát chế độ mưa: Lượng nước vào mùa mưa của nước ta chiếm khoảng 70% còn mùa khô chỉ chiếm khoảng 30%, chính vì vậy, vào mùa khô sông ngòi cạn nước (phổ biến ở một số vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…), mùa mưa sông đây nước và có hiện tượng nước sông dâng cao gây ngập lụt vùng hạ lưu (ở đồng bằng sông Cửu Long).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?

  • A

    Nằm trong khu vực ngoại chí tuyến

  • B

    Địa hình thấp, có hướng vòng cung và vị trí địa lí của miền.

  • C

    Địa hình núi thấp và thấp dần ra biển

  • D

    Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của miền

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Tác nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tình trạng biến đổi khí hậu là do?

  • A

    Hoạt động sản xuất nông nghiệp

  • B

    Hoạt động sản xuất công nghiệp

  • C

    Hoạt động sinh hoạt của con người

  • D

    Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ hoạt động sản xuất hoặc sinh hoạt thải ra môi trường nhiều chất khí độc hại nhất.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra không khí hàm lượng các chất khí CO2 và CFCS… vượt quá nồng độ cho phép: khí C02 hấp thụ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm và tăng nhiệt độ -> gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mặt khác các chất khí độc hại khác như H2SO4 cùng tạo nên các trận mưa axit độc hại; chất khí CFCs là nhân tố làm giảm lượng ô dôn trong bầu khí quyển khiến tia cực tím xuyên thẳng xuống Trái Đất gây nên các căn bệnh ung thư da.

=> Như vậy hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhận chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • A

    Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

  • B

    Nằm trong khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

  • C

    Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á.

  • D

    Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và có vùng biển rộng lớn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm tiếp giáp của nước ta

Lời giải chi tiết:

Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn, chính vị trí đó đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Đáp án - Lời giải
close