Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 4

Câu 1 :

Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

  • A

    Vịnh Hạ Long.

  • B

    Phố cổ Hội An.

  • C

    Chùa Bái Đính.

  • D

    Thánh địa Mỹ Sơn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Vịnh Hạ Long là khu du lịch tự nhiên ở nước ta (gồm các hang động, đảo đá, thắng cảnh đẹp).

Câu 2 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Hải Phòng.

  • C

    Đồng Nai.

  • D

    Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 24

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị nhập khẩu (cột màu đỏ) và xuất khẩu (cột màu xanh).

B2. Xác định được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (cột màu xanh cao hơn cột màu đỏ).

Câu 3 :

Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  • A

    Biểu đồ kết hợp.

  • B

    Biểu đồ cột.

  • C

    Biểu đồ miền.

  • D

    Biểu đồ tròn.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Chú ý cụm từ “qui mô và cơ cấu”.

Lời giải chi tiết :

- Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

- Yêu cầu đề bài: thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu, có 2 mốc năm (2005, 2016).

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016 là dạng biểu đồ tròn (cụ thể là biểu đồ tròn nhưng có qui mô khác nhau).

Câu 4 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?

  • A

    Đồng Tháp

  • B

    An Giang

  • C

    Cà Mau

  • D

    Cần Thơ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):

- Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ),  nuôi trồng (cột màu xanh dương).

- Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ,... là những tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng rất cao. Trong đó tỉnh An Giang là cao nhất, tiếp đến là tỉnh Đồng Tháp,...

Câu 5 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D

    Nam Định, Bắc Ninh.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.

Câu 6 :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?

  • A

    Quảng Ninh

  • B

    Nghệ An

  • C

    Cà Mau

  • D

    Bình Thuận

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:

B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)

B2. Xác định được:

- Các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Thuận có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).

- Tỉnh Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).

Câu 7 :

Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

  • A

    Hải Phòng.

  • B

    Lạng Sơn.

  • C

    Bắc Giang.

  • D

    Quảng Ninh.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức nền kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết :

Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ở đây đang phát triển mạnh đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản. Du lịch biển-đảo, giao thông vận tải, cảng biển,… cũng đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế của vùng (Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển).

Câu 8 :

Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long

  • A

    Thiên tai bão, lũ quét, sạt lở đất diễn ra thường xuyên.

  • B

    Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V – XI.

  • C

    Chế độ nhiệt cao, ổn định quanh nắm.

  • D

    Khí hậu cân xích đạo.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm khí hậu ĐBSCL: Cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa rung bình năm lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa: tháng V –XI

=> Nhận xét B, C, D đúng

=> Loại B, C, D

- ĐBSCL có địa hình thấp, bằng phẳng nên không chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ quét, sạt lở đất, vùng cũng ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão trong năm.

=> Nhận xét A không đúng với đặc điểm khí hậu của ĐBSCL.

Câu 9 :

Cho bảng số liệu sau (**)

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A

    Miền.

  • B

    Tròn.

  • C

    Cột ghép.

  • D

    Cột chồng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 1 - 3 năm  hoặc 1 -3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:

+ thể hiện “quy mô và cơ cấu” cây công nghiệp lâu năm.

+ của 3 đối tượng: cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn =>  Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là: Biểu đồ tròn

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

  • A

    Sông Mã.

  • B

    Sông Thái Bình.

  • C

    Sông Đà.

  • D

    Sông Hồng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat trang 26, thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh.

Lời giải chi tiết :

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy, nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông Đà.

- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến nay (Hiện nay, nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy lớn nhất). Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và hướng dẫn vận hành.

Câu 11 :

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh năm 2010 của Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 – 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2013 là

  • A

    Kết hợp.

  • B

    Tròn.

  • C

    Cột ghép.

  • D

    Đường.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Xác định từ khóa: Biểu đồ thể hiện sự “so sánh giá trị sản xuất” => so sánh giá trị sản xuất chính là so sánh giá trị tuyệt đối của hai đối tượng (có cùng đơn vị)

=> Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ cột ghép

=> Lựa chọn biểu đồ cột ghét để thể hiện sự so sánh giá trị sản xuất ngành xây dựng của ĐBSH và ĐNB.

Câu 12 :

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Tây Nguyên chủ yếu là:

  • A

    Bò sữa.

  • B

    Cây công nghiệp ngắn ngày.

  • C

    Cây công nghiệp lâu năm.

  • D

    Gia cầm.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

Câu 13 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 18

Lời giải chi tiết :

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

=>  vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 14 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay

  • A

    Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • B

    Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • C

    Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

  • D

    Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

=> Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến => Sai

Câu 15 :

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là

  • A

    Đồng bằng sông Hồng.

  • B

    Bắc Trung Bộ.

  • C

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về ngành trồng cây lương thực ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long.                     

Câu 16 :

Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất công nghệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 so với năm 2000, gấp

  • A

    1,72 lần.

  • B

    2,74 lần.

  • C

    3, 7 lần.

  • D

    4,75 lần.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 22

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, Atlat Địa lí Việt Nam trang 22:

B1. Xác định giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng; năm 2000 là 49,4 nghìn tỉ đồng.

B2. Tính toán:

So với năm 2000, năm 2007 giá trị sản xuất tăng: 135,2 / 49,4 = 2,74 lần.

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Việt Trì là

  • A

    Năng lượng, chế biến lâm sản, hóa chất, vật liệu xây dựng.

  • B

    Luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến nông sản.

  • C

    Hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy.

  • D

    Hóa chất, chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, cơ khí.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 21

Lời giải chi tiết :

B1. Xác định vị trí trung tâm công nghiệp Việt Trì trên bản đồ.

B2. Kết hợp với bảng kí hiệu Atlat trang 3  để đọc tên các ngành công nghiệp của Việt Trì.

=> Có 4 ngành: Hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy.

Câu 18 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là

  • A

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

  • B

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thiên Cầm, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

  • C

    Cửa Lò, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

  • D

    Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, ta thấy các khu du lịch biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

Câu 19 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

  • A

    Hà Nội.

  • B

    Đà Nẵng.

  • C

    Huế.

  • D

    Hải Phòng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Đia  lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 23:
B1. Nhận biết kí hiệu sân bay.

B2. Xác định vị trí sân bay Cát Bi -> thuộc Hải Phòng.

Câu 20 :

Công nghiệp phát triển chậm, phân tán, rời rạc ở khu vực nào?

  • A

    Trung du.

  • B

    Đồng bằng.

  • C

    Miền núi.

  • D

    Ven biển.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức sự phân bố của ngành công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Ở các khu vực miền núi, ngành công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán và rời rạc. Điều đó thể hiện rất rõ ở vùng Tây Bắc, các tỉnh giáp biên giới có địa hình cao,…

Câu 21 :

Vùng nào ở nước ta có nền kinh tế phát triển năng động nhất?

  • A

    Bắc Trung Bộ.

  • B

    Đồng bằng sông Hồng.

  • C

    Đồng bằng sông Cửu Long.

  • D

    Đông Nam Bộ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức các vùng kinh tế ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Đông Nam Bộ mặc dù có diện tích không quá lớn so với các vùng khác nhưng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, dân cư tập trung đông đúc (mật độ dân số trên 2000 người/km2). Là vùng có nền công nghiệp phát triển nhất nước ta, dẫn đầu cả nước về GDP và  giá trị sản lượng công nghiệp.

Câu 22 :

Đâu không phải là tài nguyên thiên nhiên nổi trội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

  • A

    quặng bôxit.

  • B

    sinh vật biển.

  • C

    đất đỏ badan.

  • D

    dầu khí.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải chi tiết :

Quặng bôxít ở Việt Nam có hai loại chính, đó là bôxít có nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc còn quặng bôxít nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên,…

Câu 23 :

Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

  • A

    Biển có độ sâu trung bình.

  • B

    Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

  • C

    Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.

  • D

    Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

Câu 24 :

Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững thì nước ta cần làm gì?

  • A

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • B

    Phát triển các đặc khu kinh tế.

  • C

    Đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu – cảng biển.

  • D

    Mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức những hạn chế của nền kinh tế nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội (lao động, thị trường,...) ở nước ta. Đồng thời tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

=> Đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Câu 25 :

Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

  • A

    Chất lượng nguồn lao động.

  • B

    Thị trường.

  • C

    Khí hậu.

  • D

    Nguồn vốn đầu tư.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức hạn chế của nền nông nghiệp hàng hóa.

Lời giải chi tiết :

Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là: người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ, mục đích quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận => Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 26 :

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?

  • A

    Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.

  • B

    Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

  • C

    Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.

  • D

    Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Lời giải chi tiết :

Xét lần lượt các đáp án:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần

=> Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần => Sai

- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.

- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần

=> Nuôi trồng  tăng nhanh hơn khai thác (6> 1,84)

=> Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng => Sai

- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta => Sai

- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. => Đúng

Câu 27 :

Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở vùng nào?

  • A

    Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

  • B

    Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

  • C

    Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

  • D

    Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Tây Nguyên và Băc Trung Bộ là hai vùng có độ che phủ rừng lớn ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn nhất ở nước ta nên có nguồn nguyên liệu phong phú, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Chính vì vậy, các cơ sở, xí nghiệp chế biến gỗ - lâm sản tập trung chủ yếu ở hai vùng này.

Câu 28 :

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?

  • A

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.

  • B

    Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng.

  • C

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.

  • D

    Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Chú ý số liệu trong biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào biểu đồ, ta thấy:

- Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng, tăng 13%.

- Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm, giảm 6,7%.

- Hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác có xu hướng giảm, giảm 6,3%.

Câu 29 :

Do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất nên ngành giao thông vận tải nào có những bước tiến rất nhanh?

  • A

    Đường hàng không.

  • B

    Đường sắt.

  • C

    Đường bộ.

  • D

    Đường biển.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ vai trò của ngành giao thông vận tải.

Lời giải chi tiết :

Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất với hệ thống sân bay hiện đại, nhiều tuyến đường quốc tế được mở ra, nhiều máy bay hiện đại được đưa vào sử dụng,…

Câu 30 :

Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL năm 2012

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long năm 2012?
1) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp lớn nhất, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

2) Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp.

3) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông-lâm- ngư nghiệp trên 50%, tiếp đến là dịch vụ.

4) Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng còn nhỏ.

  • A

    1.

  • B

    2.

  • C

    3.

  • D

    4.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

+ ĐBSH: có tỉ trọng nông – lâm-ngư nghiệp (hoặc nông – lâm – thủy sản) lớn nhất (40,7%), tiếp đến là công nghiệp - xây dưng và dịch vụ.

=> Nhận xét 1 đúng, nhận xét 2 sai.

+ ĐBSCL có tỉ trọng nông – lâm ngư nghiệp lớn nhất và trên 50% (52,1%), đứng thứ 2 là dịch vụ (31,3%), thấp nhất là công nghiệp xây dựng (16,6%).

=> Nhận xét 3 đúng.

+ Trong cơ cấu kinh tế, ĐBSCL có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng cón nhỏ (chỉ chiếm 16,6%)

=> Nhận xét 4 đúng.

=> Vậy có 3 nhận xét đúng  về biểu đồ trên.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.

Cho biết đâu là nhận xét không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước và đồng bằng sông Cửu Long:

  • A

    Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh.

  • B

    Diện tích lúa Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm trong khi sản lượng lúa vẫn tăng.

  • C

    Sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005).

  • D

    Diện tích lúa đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52,2% cả nước (năm 2005).

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét chung: các đối tượng đều có sự thay đổi theo thời gian

- Nhận xét riêng từng đối tượng:

+ Về quy mô: đối tượng nào có giá trị (tỉ trọng) lớn nhất hoặc thấp nhất -> lấy số liệu chứng minh.

+ Về sự thay đổi: đối tượng nào tăng hay giảm; nhanh hay chậm; tăng/ giảm bao nhiêu lần

=> đối tượng nào tăng/giảm nhanh nhất hoặc thấp nhất.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Diện tích lúa cả nước giảm (7666,3 xuống 7329,2 nghìn ha), trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (32529,5 lên 35826,8 nghìn tấn).

=> Nhận xét A. Diện tích và sản lượng lúa cả nước tăng lên nhanh. => Sai

- Diện tích lúa ĐBSCL có xu hướng giảm (3945,8 xuống 3826,3 nghìn ha) trong khi sản lượng lúa vẫn tăng (16702,7 lên 19298,5 nghìn tấn)

=> Nhận xét B đúng

- Sản lượng lúa ĐBSCL chiếm 54,2% sản lượng lúa cả nước (năm 2005).

=> Nhẫn xét C đúng

- Diện tích lúa ĐBSCL chiếm 52,2% cả nước (năm 2005).

=> Nhận xét D đúng.

Câu 32 :

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA 1990 – 2014

Nhận định đúng với tốc độ tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2004 là:

  • A

    Sản lượng than tăng nhanh nhất, sản lượng quặng sắt tăng chậm nhất.

  • B

    Sản lượng dầu khí tăng nhanh nhất, sản lượng than tăng chậm nhất.

  • C

    Sản lượng quặng sắt tăng nhanh nhất, sản đượng điện tăng chậm nhất.

  • D

    Sản lượng điện tăng nhanh nhất, sản lượng quặng sắt tăng chậm nhất.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Tính tốc độ tăng trưởng của các loại khoáng sản rồi rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết :

- Cách tính tốc độ tăng trưởng:

+ Chọn năm đầu tiên là năm mốc và năm mốc sẽ là 100%.

+ Tốc độ tăng trưởng = số liệu năm cuối : số liệu năm đầu x 100 (đơn vị: %).

- Từ công thức trên ta tính được tốc độ tăng trưởng của các ngành và so sánh:

+ Sản lượng than: 921,4%

+ Sản lượng dầu khí: 403,8%

+ Sản lượng quặng sắt: 269,2% (chậm nhất)

+ Sản lượng điện: 1019,1% (nhanh nhất)

Câu 33 :

Để tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận thì vùng Tây Nguyên đã và sẽ phát triển nông nghiệp theo xu hướng nào?

  • A

    Phát triển mạnh mô hình trang trại.

  • B

    Liên doanh với nước ngoài.

  • C

    Nông nghiệp gắn liền công nghiệp chế biến.

  • D

    Hạn chế các thị trường khó tính.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Chú ý cụm từ “nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận”.

Lời giải chi tiết :

Hiện nay, Tây Nguyên đang phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh gắn liên với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận. Đồng thời, có khả năng cạnh tranh với nhiều thị trường khó tính về chất lượng như Nhật, EU, Bắc Mĩ,… và mở rộng thêm thị trường để tránh các rủi ro trong nông nghiệp.

Câu 34 :

Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

  • A

    Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

  • B

    Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

  • C

    Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

  • D

    Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

Cả 4 nhận định đều là những nguyên nhân để ngành chắn nuôi phát triển nhưng nhân tố quyết định nhất tới ngành chăn nuôi là nguồn thức ăn cho động vật. Nguồn thức ăn ngày càng được đảm bảo, từ nguồn thức ăn tự nhiên đến thức ăn công nghiệp.

Câu 35 :

Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ngày càng sâu sắc là do:

  • A

    Sự khác biệt về trình độ thâm canh và kinh nghiệm sản xuất.

  • B

    Sự phân hóa địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi giữa các vùng.

  • C

    Đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

  • D

    Đẩy mạnh xây xựng nhà máy chế biến, giao thông vận tải.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Chú ý cụm từ “phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ngày càng sâu sắc”.

Lời giải chi tiết :

Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, cho phép tận dụng và khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên của vùng góp phần giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản biến động bất lợi và tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

Câu 36 :

Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do

  • A

    cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.

  • B

    là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • C

    nằm trên con đường xuyên Á và có nhiều cảng biển của Việt Nam.

  • D

    Tiếp giáp với 2 vùng kinh tế quan trọng cả nước và giáp cả biển.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí địa lí quan trọng của vùng.

Lời giải chi tiết :

Bắc Trung Bộ là vùng tiếp giáp với 3 vùng kinh tế, phía Tây giáp Lào và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phía Đông giáp biển với nhiều cảng biển quan trọng,… Như vậy, Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Câu 37 :

Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

  • A

    Đa dạng về ngành.

  • B

    Gắn liền với vùng ven biển.

  • C

    Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

  • D

    Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ.

Lời giải chi tiết :

Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là sự đa dạng về ngành (giao thông vận tải, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản, khai thác – chế biến thủy, hải sản), gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Câu 38 :

Nhân tố thị trường có vai trò gì trong việc thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?

  • A

    Quyết định.

  • B

    Chủ yếu.

  • C

    Cần thiết.

  • D

    Quan trọng nhất.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng, nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn => sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.

Câu 39 :

Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì :

  • A

    Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.

  • B

    Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.

  • C

    Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.

  • D

    Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều -> máy móc dễ bị han rỉ.

Lời giải chi tiết :

- Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.

VD. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa.

Câu 40 :

Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

  • A

    sông ngòi ngắn và dốc.

  • B

    sự phân mùa khí hậu.

  • C

    trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

  • D

    hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Thủy điện phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, cụ thể là lưu lượng nước sông.

Lời giải chi tiết :

Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.

- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn => phát điện mạnh,

- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước => tốc độ dòng chảy yếu => phát điện kém

=> Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.

close