Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 8 - Kết nối tri thứcĐã có lời giải SGK Toán lớp 9 - Kết nối tri thức (mới) Đầy đủ - Chi tiết - Chính xác Đề bài I. Trắc nghiệm Câu 1 : Một tàu du lịch đi từ Hải Phòng đến Quảng Ninh với quang đường dài \(50{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Vận tốc của dòng nước là \(3{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Gọi vận tốc thực của tàu là \(x{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Hãy biểu diễn thời gian tàu đi ngược dòng từ Quảng Ninh tới Hải Phòng.
Câu 2 : Quan sát hình sau và chỉ ra một cặp tam giác đồng dạng:
Câu 3 : Đáp án nào dưới đây không là phương trình bậc nhất một ẩn?
Câu 4 : Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{{x^2} - 1}}\) là:
Câu 5 : Chọn khẳng định sai.
Câu 6 : Hai tam giác nào không đồng dạng khi biết độ dài các cạnh của hai tam giác lần lượt là:
Câu 7 : Kết quả của phép chia \(\frac{{a - 2b}}{{16}}:\frac{{2a - 4b}}{{12}}\) bằng:
Câu 8 : Nếu 2 tam giác \({\rm{ABC}}\) và \({\rm{DEF}}\) có \(\widehat A = \widehat D,\widehat C = \widehat F\) thì:
Câu 9 : Tổng các nghiệm của hai phương trình \( - 6\left( {1,5 - 2x} \right) = 3\left( { - 15 + 2x} \right);5x + 10 = 0\) bằng:
Câu 10 : Cho biết một nửa đàn bò đang gặm cỏ trên cánh đồng, \(\frac{1}{3}\) đàn bò đang nằm nghỉ gần đó, còn lại 4 con đang uống nước ở ao. Tính số bò hiện có trong đàn.
II. Tự luận Câu 1 : Cho biểu thức: \(B = \frac{1}{{x + 1}} - \frac{{{x^3} - x}}{{{x^2} + 1}} \cdot \left( {\frac{1}{{{x^2} + 2x + 1}} - \frac{1}{{{x^2} - 1}}} \right)\) (ĐKXĐ: \(\left. {x \ne \pm 1} \right)\) a) Rút gọn \(B\) b) Tính giá trị của \(B\) tại \(x = - 2\) c) Với giá trị nào của \(x\) thì \(B = 1\) Câu 2 : Giải các phương trình sau: Câu 3 : Tổng số học sinh khối 8 và khối 9 của một trường là 580 em, trong đó có \(256\) em là học sinh giỏi. Tính số học sinh của mỗi khối, biết rằng số học sinh giỏi khối 8 chiếm tỉ lệ \(40{\rm{\% }}\) số học sinh khối 8, số học sinh giỏi khối 9 chiếm tỉ lệ 48% số học sinh khối 9. Câu 4 : Cho \(\Delta ABC\) có các đường cao \({\rm{BD}}\) và \({\rm{CE}}\) cắt nhau tại \({\rm{H}}\). Chứng minh: Câu 5 : Cho \(\frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{c}{{a + b}} = 1\). Chứng minh \(\frac{{{a^2}}}{{b + c}} + \frac{{{b^2}}}{{c + a}} + \frac{{{c^2}}}{{a + b}} = 0\) Lời giải và đáp án I. Trắc nghiệm Câu 1 : Một tàu du lịch đi từ Hải Phòng đến Quảng Ninh với quang đường dài \(50{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Vận tốc của dòng nước là \(3{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Gọi vận tốc thực của tàu là \(x{\rm{\;km}}/{\rm{h}}\). Hãy biểu diễn thời gian tàu đi ngược dòng từ Quảng Ninh tới Hải Phòng.
Đáp án : A Phương pháp giải : Sử dụng công thức bài toán chuyển động dòng nước sau đó thiết lập biểu thức theo yêu cầu. Lời giải chi tiết : Vận tốc ngược dòng của tàu đi từ Quảng Ninh đến Hải Phòng là: \(x - 3\left( {{\rm{\;km}}/{\rm{h}}} \right)\) Thời gian tàu đi ngược dòng từ Quảng Ninh đến Hải Phòng là: \(\frac{{50}}{{x - 3}}\) (giờ) Đáp án A. Câu 2 : Quan sát hình sau và chỉ ra một cặp tam giác đồng dạng:
Đáp án : D Phương pháp giải : TH đồng dạng thứ hai (c-g-c): Nếu hai cạnh của tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và hai góc tạo bởi các cặp cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng. Lời giải chi tiết : Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta EDF\) có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\widehat {ABC} = \widehat {EDF} = {{60}^0}}\\{\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{DE}}{{EF}} = \frac{1}{2}}\end{array}} \right.\) suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta EDF$ (c.g.c) Đáp án D. Câu 3 : Đáp án nào dưới đây không là phương trình bậc nhất một ẩn?
Đáp án : D Phương pháp giải : Phương trình dạng \({\rm{ax}} + {\rm{b}} = 0\), với \({\rm{a}}\) và \({\rm{b}}\) là hai số đã cho và \({\rm{a}} \ne 0\), được gọi là phương trình bậc nhất một ân. Lời giải chi tiết : Các phương trình \(3x + \frac{3}{5} = 0,\frac{2}{3}y - 7 = 0,7 = 2t\) có dạng nên là phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình \({z^2} - 9 = 0\) có bậc hai nên không là phương trình bậc nhất một ẩn Đáp án D. Câu 4 : Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{{x^2} - 1}}\) là:
Đáp án : C Phương pháp giải : Điều kiện xác định của phân thức là mẫu thức khác 0 . Lời giải chi tiết : Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{{x^2} - 1}}\) là: \({x^2} - 1 \ne 0\) hay \(x \ne 1,x \ne - 1\) Đáp án C. Câu 5 : Chọn khẳng định sai.
Đáp án : B Phương pháp giải : Nhận biết hai tam giác đồng dạng. Lời giải chi tiết : Hai tam giác bằng nhau có các cặp góc tương ứng bằng nhau và các cạnh tương ứng bằng nhau nên chúng đồng dạng theo tỉ số 1 Hai tam giác đều có các góc đều bằng \({60^0}\) và các cạnh tương ứng tỉ lệ nên chúng đồng dạng. Hai tam giác cân chưa chắc đồng dạng nên \({\rm{B}}\) sai. Đáp án B. Câu 6 : Hai tam giác nào không đồng dạng khi biết độ dài các cạnh của hai tam giác lần lượt là:
Đáp án : B Phương pháp giải : Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Lời giải chi tiết : Ta thấy: \(\frac{4}{{12}} = \frac{5}{{15}} = \frac{6}{{18}} = \frac{1}{3}\) nên \(A\) đúng. \(\frac{3}{9} = \frac{4}{{12}} \ne \frac{6}{{16}}\) nên \(B\) sai. \(\frac{2}{1} = \frac{2}{1} = \frac{2}{1}\) nên \(C\) đúng. \(\frac{{14}}{7} = \frac{{15}}{{7,5}} = \frac{{16}}{8} = 2\) nên \(D\) đúng Đáp án B. Câu 7 : Kết quả của phép chia \(\frac{{a - 2b}}{{16}}:\frac{{2a - 4b}}{{12}}\) bằng:
Đáp án : A Phương pháp giải : Muốn chia phân thức \(\frac{A}{B}\) cho phân thức \(\frac{C}{D}\) khác 0 , ta nhân \(\frac{A}{B}\) với phân thức nghịch đảo của \(\frac{C}{D}\) \(\frac{A}{B}:\frac{C}{D} = \frac{A}{B} \cdot \frac{D}{C}\) Lời giải chi tiết : \(\frac{{a - 2b}}{{16}}:\frac{{2a - 4b}}{{12}} = \frac{{a - 2b}}{{16}} \cdot \frac{{12}}{{2a - 4b}} = \frac{{\left( {a - 2b} \right) \cdot 12}}{{16 \cdot \left( {2a - 4b} \right)}} = \frac{{\left( {a - 2b} \right) \cdot 12}}{{32 \cdot \left( {a - 2b} \right)}} = \frac{3}{8}\) Đáp án A. Câu 8 : Nếu 2 tam giác \({\rm{ABC}}\) và \({\rm{DEF}}\) có \(\widehat A = \widehat D,\widehat C = \widehat F\) thì:
Đáp án : A Phương pháp giải : TH đồng dạng g-g: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau. Lời giải chi tiết : Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta DEF\) có: \(\widehat A = \widehat D\left( {{\rm{gt}}} \right);\widehat C = \widehat F\left( {{\rm{gt}}} \right)\) Suy ra $\Delta ABC\backsim \Delta DEF\left( g-g \right)$ Đáp án A. Câu 9 : Tổng các nghiệm của hai phương trình \( - 6\left( {1,5 - 2x} \right) = 3\left( { - 15 + 2x} \right);5x + 10 = 0\) bằng:
Đáp án : A Phương pháp giải : Giải lần lượt từng phương trình:
Lời giải chi tiết : PT1: \( - 6\left( {1,5 - 2x} \right) = 3\left( { - 15 + 2x} \right)\) \( - 2\left( {1,5 - 2x} \right) = - 15 + 2x\) \( - 3 + 4x = - 15 + 2x\) \(4x - 2x = - 15 + 3\) \(2x = - 12\) \(x = - 6\) PT2: \(5x + 10 = 0\) \(5x = - 10\) \(x = - 2\) Ta có tổng các nghiệm của hai phương trình trên là \( - 6 + \left( { - 2} \right) = - 8\) Đáp án A. Câu 10 : Cho biết một nửa đàn bò đang gặm cỏ trên cánh đồng, \(\frac{1}{3}\) đàn bò đang nằm nghỉ gần đó, còn lại 4 con đang uống nước ở ao. Tính số bò hiện có trong đàn.
Đáp án : C Phương pháp giải : Bước 1. Lập phương trình.
Bước 3. Trả lời. Lời giải chi tiết : Gọi số bò có trong đàn là \({\rm{x}}\) (con). Điều kiện: \({\rm{x}} \in {\mathbb{N}^{\rm{*}}}\). Vì một nửa đàn bò đang gặm cỏ trên cánh đồng, \(\frac{1}{3}\) đàn bò đang nằm nghỉ gần đó, còn lại 4 con đang uống nước ở ao nên ta có \({\rm{PT}}\): \(\frac{1}{2}x + \frac{1}{3}x + 4 = x\) \(x - \frac{1}{2}x - \frac{1}{3}x = 4\) \(\frac{1}{6}x = 4\) \(x = 24\left( {TM} \right)\) Vậy đàn bò có 24 con. Đáp án C. II. Tự luận Câu 1 : Cho biểu thức: \(B = \frac{1}{{x + 1}} - \frac{{{x^3} - x}}{{{x^2} + 1}} \cdot \left( {\frac{1}{{{x^2} + 2x + 1}} - \frac{1}{{{x^2} - 1}}} \right)\) (ĐKXĐ: \(\left. {x \ne \pm 1} \right)\) a) Rút gọn \(B\) b) Tính giá trị của \(B\) tại \(x = - 2\) c) Với giá trị nào của \(x\) thì \(B = 1\) Phương pháp giải : Rút gọn biểu thức bằng cách thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân thức. Tính giá trị của biểu thức tại giá trị của biến cho trước. Tìm giá trị của biến tại giá trị của biểu thức cho trước. Lời giải chi tiết : a) \(B = \frac{1}{{x + 1}} - \frac{{x\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{{x^2} + 1}} \cdot \frac{{\left( {x - 1} \right) - \left( {x + 1} \right)}}{{{{(x + 1)}^2}\left( {x - 1} \right)}}(\) ĐКXĐ: \(x \ne \pm 1)\) \(B = \frac{1}{{x + 1}} - \frac{{ - 2x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\) \(B = \frac{{{x^2} + 1 + 2x}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\) \(B = \frac{{{{(x + 1)}^2}}}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\) \(B = \frac{{x + 1}}{{{x^2} + 1}}\) Vậy \(B = \frac{{x + 1}}{{{x^2} + 1}}\) với \(x \ne \pm 1\) b) Thay \(x = - 2\) (TM) ta có: \(B = \frac{{ - 2 + 1}}{{{{( - 2)}^2} + 1}} = \frac{{ - 1}}{5}\) Vậy khi \(x = 0\) thì \(B = 1\) Câu 2 : Giải các phương trình sau: Phương pháp giải : - Chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó (Quy tấc chuyển vế); - Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số); - Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số). Lời giải chi tiết : a) \(\frac{{9x + 5}}{6} = 1 - \frac{{6 + 3x}}{8}\) \(\frac{{4\left( {9x + 5} \right)}}{{24}} = \frac{{24}}{{24}} - \frac{{3\left( {6 + 3x} \right)}}{{24}}\) \(36x + 20 = 24 - 18 - 9x\) \(36x + 9x = 6 - 20\) \(45x = - 14\) Vậy \(x = \frac{{ - 14}}{{45}}\) \(\frac{{5(x + 1)}}{20} = \frac{10}{20} + \frac{{4(2x + 1)}}{5}\) \(5x + 5 = 10 + 8x + 4\) \( - 3x = 9\) \(x = - 3\) Vậy \(x = - 3\) Câu 3 : Tổng số học sinh khối 8 và khối 9 của một trường là 580 em, trong đó có \(256\) em là học sinh giỏi. Tính số học sinh của mỗi khối, biết rằng số học sinh giỏi khối 8 chiếm tỉ lệ \(40{\rm{\% }}\) số học sinh khối 8, số học sinh giỏi khối 9 chiếm tỉ lệ 48% số học sinh khối 9. Phương pháp giải : Bước 1. Lập phương trình. - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và theo các đại lượng đã biết. - Lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2. Giải phương trình. Bước 3. Trả lời. - Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không. - Kết luận. Lời giải chi tiết : Gọi số học sinh khối 8 là \(x\). (học sinh). Điều kiện: \(x \in {\mathbb{N}^{\rm{*}}};x < 580\). Số học sinh khối 9 là: \(580 - x\) (học sinh). học sinh giỏi khối 8 là: \(40{\rm{\% }}x = 0,4x\) (học sinh) Số học sinh giỏi khối 9 là: \(48%.\left( 580-x \right)=0,48.\left( 580-x \right)\) (học sinh) Vì cả hai khối có tổng cả 256 học sinh giỏi nên ta có phương trình: \(0,4x + 0,48\left( {560 - x} \right) = 256\) \(0,4x + 268,8 - 0,48x = 256\) \(0,4x - 0,48x = 256 - 268,8\) \( - 0,08x = - 12,8\) \(x = \left( { - 12,8} \right):\left( { - 0,08} \right)\) \(x = 160\left( {{\rm{tm}}} \right)\) Khi đó, số học sinh khối 9 là: \(580 - 160 = 420\) (học sinh) Vậy khối 8 có 160 học sinh và khối 9 có 420 học sinh. Câu 4 : Cho \(\Delta ABC\) có các đường cao \({\rm{BD}}\) và \({\rm{CE}}\) cắt nhau tại \({\rm{H}}\). Chứng minh: Phương pháp giải : Chứng minh các cặp tam giác đồng dạng, từ đó rút ra dữ kiện cần thiết để chứng minh yêu cầu của bài toán. Lời giải chi tiết :
a) Xét \(\Delta HBE\) và \(\Delta HCD\) có: \(\widehat {BDC} = \widehat {CEB} = {90^0}\) \(\widehat {EHB} = \widehat {DHC}\) (2 góc đối đỉnh) Suy ra $\Delta HBE\backsim \Delta HCD\left( g-g \right)$ (điều phải chứng minh) b) Theo câu a) ta có: $\Delta HBE\backsim \Delta HCD$ suy ra \(\frac{{HE}}{{HD}} = \frac{{HB}}{{HC}}\) hay \(\frac{{HE}}{{HB}} = \frac{{HD}}{{HC}}\) Xét \(\Delta HED\) và \(\Delta HBC\) ta có: \(\frac{{HE}}{{HB}} = \frac{{HD}}{{HC}}\) (cmt) \(\widehat {EHD} = \widehat {BHC}\) (hai góc đối đỉnh) \(\widehat {HDE} = \widehat {HAE}\) Suy ra $\Delta HED\backsim \Delta HBC\left( c-g-c \right).$ Mà đường cao \({\rm{BD}}\) và \({\rm{CE}}\) cắt nhau tại \({\rm{H}}\) (theo giả thiết) Suy ra H là trực tâm của \(\Delta ABC\) hay \(AH \bot BC\) tại M suy ra \(\widehat {AMB} = {90^ \circ }\). Xét \(\Delta AMB\) và \(\Delta CEB\) có: \(\widehat {CEB} = \widehat {AMB} = {90^0}\) \(\widehat B\) chung Suy ra $\Delta AMB\backsim \Delta CEB\left( g-g \right)$ Suy ra \(\widehat {MAB} = \widehat {ECB}\) hay \(\widehat {HAE} = \widehat {HCB}\) (2) Từ (1) và (2) ta có: \(\widehat {HDE} = \widehat {HAE}\) (điều phải chứng minh) Câu 5 : Cho \(\frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{c}{{a + b}} = 1\). Chứng minh \(\frac{{{a^2}}}{{b + c}} + \frac{{{b^2}}}{{c + a}} + \frac{{{c^2}}}{{a + b}} = 0\) Phương pháp giải : Nhân cả 2 vế của \(\frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{c}{{a + b}} = 1\) với \(a + b + c\) rồi thu gọn được điều phải chứng minh Lời giải chi tiết : Nhân cả 2 vế của \(\frac{a}{{b + c}} + \frac{b}{{c + a}} + \frac{a}{{a + b}} = 1\) với \(a + b + c\) ta được \(\frac{{{\rm{a}}\left( {{\rm{a}} + {\rm{b}} + {\rm{c}}} \right)}}{{{\rm{b}} + {\rm{c}}}} + \frac{{{\rm{b}}\left( {{\rm{a}} + {\rm{b}} + {\rm{c}}} \right)}}{{{\rm{c}} + {\rm{a}}}} + \frac{{{\rm{c}}\left( {{\rm{a}} + {\rm{b}} + {\rm{c}}} \right)}}{{{\rm{a}} + {\rm{b}}}} = {\rm{a}} + {\rm{b}} + {\rm{c}}\) \(\frac{{{a^2} + a\left( {b + c} \right)}}{{b + c}} + \frac{{{b^2} + b\left( {c + a} \right)}}{{c + a}} + \frac{{{c^2} + c\left( {a + b} \right)}}{{a + b}} = a + b + c\) \(\frac{{{a^2}}}{{b + c}} + a + \frac{{{b^2}}}{{c + a}} + b + \frac{{{c^2}}}{{a + b}} + c = a + b + c\) \(\frac{{{{\rm{a}}^2}}}{{{\rm{\;b}} + {\rm{c}}}} + \frac{{{{\rm{b}}^2}}}{{{\rm{c}} + {\rm{a}}}} + \frac{{{{\rm{c}}^2}}}{{{\rm{a}} + {\rm{b}}}} = 0\left( {{\rm{dpcm}}} \right)\)
|