Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Đề số 3

Câu 1 :

Cho sơ đồ sau:

\({S^{ - 2}} \to S \to {S^{ + 4}} \to {S^{ + 6}} \to {S^{ - 2}}\)

Vậy S-2, S+4 và S+6 có thể tương ứng với dãy các chất nào sau đây ?

  • A

    FeS2, SO2, H2SO4

  • B

    H2S, SO2, H2SO4

  • C

    H2S, SO2, SO3

  • D

    FeS, SO2 và Na2SO4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của H2SO4 loãng

Lời giải chi tiết :

S-2, S+4 và S+6 có thể tương ứng với dãy các chất: H2S, SO2, H2SO4

(1) 2H2S + SO2 → 3S +2 H2O

(2) S + O2 → SO2

(3) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

(4) 15H2SO4 đặc + 8Fe → 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O

Câu 2 :

Oleum có công thức tổng quát là

  • A

    H2SO4.nSO2

  • B

    H2SO4.nH2O

  • C

    H2SO4.nSO3

  • D

    H2SOđặc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết sản xuất axit sunfuric

Lời giải chi tiết :

Oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3.

Câu 3 :

Tính oxi hóa của lưu huỳnh thể hiện qua phản ứng nào sau đây

  • A

    Tác dụng với kim loại

  • B

    Tác dụng với hidro

  • C

    Tác dụng với phi kim

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

S thể hiện tính oxi hóa thông qua các phản ứng với kim loại và hiđro

Câu 4 :

Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

  • A

    HCl + NaOH → NaCl + H2O

  • B

    2HCl + Mg → MgCl2 + H2

  • C

    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

  • D

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

A, D: HCl đóng vai trò là chất trao đổi

B: HCl đóng vai trò chất oxi hóa \(2\mathop H\limits^{ + 1}  + 2{\rm{e}} \to {\mathop H\limits^0 _2}\)

C:\({\rm{ }}\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to {\mathop {Cl}\limits^0 _2} + 2{\rm{e}}\) => HCl là chất khử

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây sai ?

  • A

    khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí

  • B

    khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng

  • C

    ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi

  • D

    ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của ozon và oxi

Lời giải chi tiết :

A, B, C đúng

D sai vì Chỉ có ozon dùng để khử trùng nước sinh hoạt

Câu 6 :

Chất nào có tính khử mạnh nhất ?

  • A

    HI 

  • B

    HF 

  • C

    HBr

  • D

    HCl

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen

Lời giải chi tiết :

Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần => Chất có tính khử mạnh nhất là HI

Câu 7 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A

    Mg

  • B

    Al

  • C

    Fe

  • D

    Cu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa).

Mg, Al, Fe đứng trước H trong dãy điện hóa → A, B, C sai

Cu đứng sau H trong dãy điện hóa → D đúng

Câu 8 :

Trong các phản ứng hóa học, axit HCl có thể đóng vai trò là

  • A

    chất khử

  • B

    chất oxi hóa.

  • C

    chất trao đổi.

  • D

    chất khử, chất oxi hóa hoặc trao đổi.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Trong các phản ứng hóa học, axit HCl có thể đóng vai trò là chất khử, chất oxi hóa hoặc trao đổi.

Câu 9 :

Khi sục Cl2 vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất

  • A

    Cl2, H2O.        

  • B

    HCl, HClO.    

  • C

    HCl, HClO, H2O.

  • D

    Cl2, HCl, HClO, H2O.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước:

H2O + Cl2 $\overset {} \leftrightarrows $ HCl + HClO (axit clohiđric và axit hipoclorơ)

Ngoài ra clo tan trong nước theo kiểu vật lí

=> trong nước clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 10 :

Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây?

  • A

    Oxi

  • B

    Lưu huỳnh

  • C

    Clo

  • D

    Flo

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phần II – khái quát về nhóm VIA

Lời giải chi tiết :

=> cấu hình e của anion X2- là 2s22p6 => Cấu hình electron của X là : 1s22s22p4 

X là oxi

Câu 11 :

Trong công nghiệp, từ khí SO2 và oxi, phản ứng hóa học tạo thành SO3 xảy ra ở điều kiện nào sau đây?

  • A

    Nhiệt độ phòng.

  • B

    Đun nóng đến 500oC.

  • C

    Đun nóng đến 500oC và có mặt xúc tác V2O5.

  • D

    Nhiệt độ phòng và có mặt chất xúc tác V2O5.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

- Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huỳnh đioxit

4FeS2 + 11O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe2O3 + 8SO2

2SO2 + O2  $\overset{{{V}_{2}}{{O}_{5}},{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$  2SO3

Câu 12 :

Cho phương trình phản ứng: 

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

Sau khi cân bằng với hệ số là các giá trị tối giản, hệ số của chất oxi hoá và chất khử là

  • A

    5 và 2.

  • B

    2 và 5.

  • C

    2 và 2.

  • D

    5 và 5.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng e

Lời giải chi tiết :

S+4 → S+6 + 2e

Mn+7 + 5e → Mn+2

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Chất oxi hóa:  KMnO4

Chất khử là SO2

Hệ số của chất oxi hoá và chất khử là 2 và 5

Câu 13 :

Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây ?

  • A

    oxi

  • B

    lưu huỳnh

  • C

    clo

  • D

    flo

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phần II – khái quát về nhóm VIA

Lời giải chi tiết :

=> cấu hình e của anion X2- là 2s22p6 => Cấu hình electron của X là : 1s22s22p4 

X là oxi

Câu 14 :

Nước Gia-ven và clorua vôi thường được dùng để

  • A

    sản xuất clo trong công nghiệp.

  • B

    tẩy trắng sợi, vải, giấy và tẩy uế.

  • C

    sản xuất HCl trong phòng thí nghiệm.

  • D

    sản xuất phân bón hóa học.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất có oxi của clo

Lời giải chi tiết :

Nước Gia-ven và clorua vôi thường được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy và tẩy uế.

Câu 15 :

Cho 21,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Zn đốt trong khí clo dư thu được 57,3 gam hỗn hợp muối Y. Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa có khối lượng là

  • A

    114,8 gam.

  • B

    129,15 gam.

  • C

    143,5 gam.

  • D

    157,85 gam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: mkim loại + mCl2 = mmuối Y

+) Bảo toàn nguyên tố Cl: nAgCl = ngốc Cl trong Y = 2.nCl2

Lời giải chi tiết :

+) Bảo toàn khối lượng: mkim loại + mCl2 = mmuối Y => mCl2 = 57,3 – 21,8 = 35,5 gam

=> nCl2 = 0,5 mol

+) Bảo toàn nguyên tố Cl: nAgCl = ngốc Cl trong Y = 2.nCl2 = 1 mol

=> mAgCl = 143,5 gam

Câu 16 :

Thể tích khí clo (đktc) và khối lượng natri cần dung để điều chế 4,68 gam NaCl, hiệu suất phản ứng 80% là (cho Na = 23 ; Cl = 35,5)

  • A
    22,4 lit và 23 gam
  • B
    2,24 lit và 2,3 gam
  • C
    11,2 lit và 2,3 gam
  • D
    1,12 lít và 2,3 gam

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Đổi số mol NaCl

PTHH: 2Na + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NaCl

Tính số mol Na, Cl2 theo NaCl. Từ đó tính được khối lượng lí thuyết của Na, thể tích lí thuyết của Cl2

Vì %H = 80% và Na, Cl2 là chất tham gia pư nên áp dụng công thức: \(\% H = \frac{{luong\,li\,thuyet}}{{luong\,thuc\,te}}.100\% \)

Trong đó lượng lí thuyết là lượng tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết :

\({n_{NaCl}} = \frac{{{m_{NaCl}}}}{{{M_{NaCl}}}} = \frac{{4,68}}{{58,5}} = 0,08\,(mol)\)

PTHH: 2Na + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NaCl

(mol)    0,08    0,04        ← 0,08

Theo PTHH: nNa = nNaCl = 0,08 (mol) → mNalí thuyết = 0,08.23 = 1,84 (g)

Theo PTHH: nCl2 = 1/2 nNaCl = 0,04 (mol) → VCl2 (đktc) lí thuyết = 0,04.22,4 = 0,896 (lít)

Vì %H = 80% nên khối lượng thực tế Na cần lấy là: \({m_{Na\,thuc\,te}} = \frac{{m{\,_{Na\,li\,thuyet}}}}{{\% H}}.100\%  = \frac{{1,84}}{{80\% }}.100\%  = 2,3\,(g)\)

Thể tích thực Cl2 cần lấy là: \(V{\,_{C{l_2}(dktc)\,thuc\,te}} = \frac{{V{\,_{C{l_2}(dktc)\,li\,thuyet}}}}{{\% H}}.100\%  = \frac{{0,896}}{{80\% }}.100\%  = 1,12\,(lit)\)

Câu 17 :

Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 1000 C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỷ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch KOH thứ nhất và dung dịch thứ 2 là:

  • A
    5/3.
  • B
    3/5.
  • C
    3/1.
  • D
    1/3.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

PTHH khi qua dd KOH thứ nhất: Cl2 + 2KOH \(\xrightarrow{{}}\) KCl + KClO + H2O (1)

PTHH khi đi qua dd KOH thứ hai: 3Cl2 + 6KOH \(\xrightarrow{{{{100}^0}C}}\)5KCl + KClO3 + H2O (2)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{Cl2\,(1)}}:a(mol)\\{n_{Cl2\,(2)}}:\,b(mol)\end{array} \right.\)

Sau đó đặt số mol muối KCl theo số mol Cl2 vào PTHH.

Lập phương trình khối lượng muối thu được ở 2 pư bằng nhau → từ đó ta ra được tỉ lệ a/b =?

Lời giải chi tiết :

PTHH khi qua dd KOH thứ nhất: Cl2 + 2KOH \(\xrightarrow{{}}\) KCl + KClO + H2O              (1)

PTHH khi đi qua dd KOH thứ hai: 3Cl2 + 6KOH \(\xrightarrow{{{{100}^0}C}}\)5KCl + KClO3 + 3H2O   (2)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{Cl2\,(1)}}:a(mol)\\{n_{Cl2\,(2)}}:\,b(mol)\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_{KCl(1)}} = a(mol)\\{n_{KCl(2)}} = \frac{5}{3}b(mol)\end{array} \right.\)

Theo bài khối lượng KCl sinh ra ở 2 PTHH bằng nhau 2 muối bằng nhau, tức số mol muối KCl ở 2 PTHH bằng nhau. \( \Rightarrow a = \frac{5}{3}b \Rightarrow \frac{a}{b} = \frac{5}{3}\)

Câu 18 :

Thực hiện thí nghiệm điều chế clo theo sơ đồ sau:

 

Cho các nhận định sau:

(a) Bình chứa dung dịch NaCl dùng để giữ khí HCl.

(b) Bình chứa dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước.

(c) Bông tẩm dung dịch xút có thể thay bằng tẩm nước.

(d) Có thể thay chất rắn trong bình cầu thành thuốc tím.

Số nhận định chính xác là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

(a) Bình chứa dung dịch NaCl dùng để giữ khí HCl.

=> đúng

(b) Bình chứa dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước.

=> đúng

(c) Bông tẩm dung dịch xút có thể thay bằng tẩm nước.

=> sai vì nước không giữ được khí clo vì nước phản ứng rất yếu với clo

(d) Có thể thay chất rắn trong bình cầu thành thuốc tím.

=> đúng vì thuốc tím cũng là một chất oxi hóa mạnh tương tự như MnO2

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 19 :

Cho 1,03 gam muối natri halogenua A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được một kết tủa. Kết tủa này sau khi bị phân hủy hoàn toàn cho 1,08 gam Ag. Muối A là

  • A

    NaF

  • B

    NaCl

  • C

    NaBr

  • D

    NaI

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+) Phương trình phản ứng:

NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3

2AgX → 2Ag + X2

+) nNaX  =  nAgX  =  nAg

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức muối là NaX

Phương trình phản ứng: NaX + AgNO3 → AgX + NaNO3

2AgX → 2Ag + X2

nAg = 0,01 mol => nNaX  =  nAgX  =  nAg  =  0,01 mol

MNaX = 1,03 / 0,01 = 103

=> MX = 103 – 23 = 80 => X là Br

Công thức muối A là NaBr

Câu 20 :

Hấp thụ 2,24 lít Cl2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

  • A

    13,3 gam. 

  • B

    15,3 gam.                

  • C

    5,85 gam.                

  • D

    7,45 gam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH, bài toán chất thừa thiếu

=> Các chất thu được sau phản ứng

=> Khối lượng

Lời giải chi tiết :

2NaOH + Cl2 -> NaCl + NaClO + H2O

0,2 mol <- 0,1 mol

Vậy sau phản ứng có : 0,1 mol NaCl ; 0,1 mol NaClO ; 0,05 mol NaOH

=> m = 15,3g

Câu 21 :

Hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối đồi với H2 bằng 20. Phần trăm số mol O2 và O3 lần lượt là (cho biết H = 1; O = 16)

  • A
    40 và 60
  • B
    75 và 25
  • C
    60 và 40
  • D
    50 và 50

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp đường chéo hoặc công thức trung bình.

Lời giải chi tiết :

M­hh = 20. MH2 = 20.2 = 40 (g/mol)

Đặt số mol O2 = a(mol) ; số mol O3 = b (mol)

Áp dụng công thức tính phân tử khối trung bình ta có:

\(\begin{array}{l}{M_{hh}} = \frac{{{n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}} + {n_{{O_2}}}.{M_{{O_3}}}}}{{{n_{{O_2}}} + {n_{{O_3}}}}}\\ \Rightarrow 40 = \frac{{32a + 48b}}{{a + b}}\\ \Rightarrow 40a + 40b = 32a + 48b\\ \Rightarrow 8a = 8b\\ \Rightarrow a = b\end{array}\)

Vậy trong hh có nO2 = nO3  → Phần trăm số mol O2 = O3 = 50%

Câu 22 :

Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam bột lưu huỳnh và 15 gam bột kẽm trong môi trường kín không có không khí. Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?

  • A

    Zn; 2g

  • B

    Zn; 8,45g

  • C

    S; 2g

  • D

    S; 3,2g

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Zn và S => xác định chất hết, chất dư

+) Tính số mol phản ứng theo chất hết => khối lượng dư

Lời giải chi tiết :

nS = 0,2 mol; nZn = $\frac{3}{13}$ mol

Zn + S $\xrightarrow{{{t^o}}}$ ZnS

Vì nS < nZn => S phản ứng hết và Zn còn dư

nZn phản ứng = nS = 0,2 mol => mZn dư = 15 – 0,2.65 = 2 gam

Câu 23 :

Dẫn 2,24 lít (đktc) khí hiđrosunfua vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng các chất trong dung dịch sau phản ứng.

  • A
    Na2S: 7,8 gam
  • B
    Na2S: 7,8 gam và NaHS: 2 gam
  • C
    Na2S: 2 gam và NaOH: 7,8 gam
  • D
    Na2S: 7,8 gam và NaOH: 2 gam

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}}\)để xác định loại muối tạo thành.

- Dựa vào dữ kiện bài toán để xác định số mol và khối lương các chất trong dung dịch lúc sau.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\\{n_{NaOH}} = {V_{NaOH \times }}{C_M} = 0,25 \times 1 = 0,25(mol)\end{array}\)

Xét tỉ lệ ta có

\(T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_2}S}}}} = \frac{{0,25}}{{0,1}} = 2,5 > 2\), phản ứng tạo thành Na2S và NaOH dư. Mọi tính toán theo H2S

           H2S + 2NaOH → Na2S + 2H­2O

(mol)   0,1 → 0,2        → 0,1

Ta có: \({m_{NaOHdu}} = (0,25 - 0,2).40 = 2(g);{m_{N{a_2}S}} = 0,1.78 = 7,8(g)\)

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 12,8g lưu huỳnh thu được khí A. Lượng khí A được hấp thu hết bởi 88,8 gam dung dịch Ca(OH)2 25%. Tìm C% của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

  • A
    CaSO3: 26,55% và Ca(HSO3)2: 22,35%.
  • B
    Ca(HSO3)2: 22,35%
  • C
    CaSO3: 22,35% và Ca(HSO3)2: 26,55%.
  • D
    Ca(HSO3)2: 26,55%

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

- S cháy trong O2 tạo thành SO2, tính số mol của SO­2 theo S.

- Lập tỉ lệ \(T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}}\)để xác định loại muối tạo thành.

- Dựa vào dữ kiện tính số mol và khối lượng cách chất sau phản ứng.

- Tính \({m_{ddsau}} = {m_{S{O_3}}} + {m_{ddCa{{(OH)}_2}}} - {m_{CaS{O_3}}}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_S} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\{m_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{88,8 \times 25\% }}{{100\% }} = 22,2\,(g) \Rightarrow {n_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{22,2}}{{74}} = 0,3\,(mol)\end{array}\)

           S + O2 → SO2

(mol)  0,4      → 0,4

\({m_{Ca{{(OH)}_2}}} = \frac{{88,8.25}}{{100}} = 22,2(g)\)

\(1 < T = \frac{{{n_{S{O_2}}}}}{{{n_{Ca{{(OH)}_2}}}}} = \frac{{0,4}}{{0,3}} < 2\), phản ứng tạo thành hai muối

Đặt số mol của CaSO3 và Ca(HSO3)2 lần lượt là x và y

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,3\\x + 2y = 0,4\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,2\\y = 0,1\end{array} \right.\)

\({m_{CaS{O_3}}} = 0,2.120 = 24(g)\)

mdd sau= 0,4.64 + 88,8 – 24 = 90,4(g)

\(C{\% _{Ca{{(HS{O_3})}_2}}} = \frac{{0,1.202}}{{90,4}}.100\%  = 22,35\% \)

Câu 25 :

Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    5,60 lít.
  • B
    4,48 lít.
  • C
    6,72 lít.
  • D

    3,36 lít.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Fe và O

Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn electron để tìm số mol Fe và O.

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,05.18 = 0,9 mol; nFe(OH)3 = 21,4 : 107 = 0,2 mol

Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Fe (x mol) và O (y mol)

mX = 56x + 16y = 19,2 (1)

BTe: 3nFe = 2nO + 2nSO2 => 3x = 2y + 2nSO2 => nSO2 = 1,5x - y (mol)

BTNT "Fe": nFe2(SO4)3 = 0,5nFe = 0,5x (mol)

Khi cho NaOH phản ứng với dd Y:

- Nếu NaOH hết: nNaOH = nH+ + 3nFe3+ = 2.nHS2O4 dư + 3nFe(OH)3

=> 0,9 = 2.nH2SO4 dư + 3.0,2 => nH2SO4 dư = 0,15 mol => nH2SO4 pư = 0,9 - 0,15 = 0,75 mol

BTNT "S": nH2SO4 pư = 3nFe2(SO4)3 + nSO2 => 0,75 = 3.0,5x + 1,5x - y (2)

Giải hệ (1) và (2) được x = 0,3 và y = 0,15

=> nSO2 = 1,5x - y = 0,3 mol => V = 6,72 lít

- Nếu NaOH dư: HS tự xét

Câu 26 :

Chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không có khí thoát ra?

  • A
    FeO.
  • B
    Fe(OH)2.
  • C
    Fe2O3.
  • D
    Fe3O4.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Chất nào chỉ xảy ra phản ứng trao đổi sẽ không có khí thoát ra

Lời giải chi tiết :

Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng chỉ xảy ra phản ứng trao đổi nên không có khí thoát ra

Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 27 :

Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, biết hiệu suất cả quá trình là 80%, người ta có thể sản xuất được lượng axit sunfuric là

  • A

    1558,0 kg.

  • B

    1254,4 kg.      

  • C

    1548,0 kg.      

  • D

    1568,0 kg.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

120                                        196

1,6.60%                 →             m tấn

+) H = 80% => mttế = mlí thuyết . 80%

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

                                120                                        196

                       1,6.60% = 0,96 tấn   →          1,568 tấn

=> khối lượng axit sunfuric thực tế thu được = 1,568.80% = 1,2544 tấn = 1254,4 kg

Câu 28 :

Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. Một khí được điều chế bằng cách cho HCl dư tác dụng với 307,68 gam Mg. Khí thứ 2 điều chế được khi phân hủy hoàn toàn 514,5 gam KClO3 có MnO2 xúc tác. Khí thứ 3 thu được do HCl dư tác dụng với 19,14 gam MnO2. Tính C% của chất trong dung dịch sau khi nổ.

  • A

    3,306% 

  • B

    6,61% 

  • C

    7,22%                     

  • D

    3,61%

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+) Viết các PTPƯ tạo ra hỗn hợp khí nổ, tính số mol mỗi khí

+) Xác định chất tan trong dung dịch thu được

Lời giải chi tiết :

Mg  +  2HCl → MgCl2 + H2
12,82 mol          →         12,82 mol
2KClO3 → 2KCl + 3O2
   4,2 mol     →        6,3 mol
4HCl + MnO2 → Cl2 + MnCl2 + 2H2O

             0,22  →  0,22        →      0,44

2H2   +  O2 → 2H2O
12,6 ← 6,3 → 12,6
 H2   +  Cl2  →  2HCl

0,22 → 0,22  →  0,44

=> chất tan sau phản ứng nổ là HCl (0,44 mol)
mdd sau pứ = mH2O + mHCl = 12,6.18 + 0,44.36,5 = 242,86 gam
=> $C{{\%}_{HCl}}=\frac{0,44.36,5}{242,86}.100\%=6,61\%$

Câu 29 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,3 mol khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 đặc, dư, đun nóng, thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của m và khối lượng axit H2SO4 đã phản ứng lần lượt là

  • A
    54 và 58,8 gam.
  • B
    24 và 107,8 gam.
  • C
    24 và 58,8 gam.
  • D
    54 và 107,8 gam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng bảo toàn e

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol Fe = a (mol); FeO = b (mol)

Cho hh X tác dụng với HCl dư chỉ có Fe tạo ra khí H2

BT e: 2nFe = 2nH2 ⟹ nFe = nH2 = 0,3 (mol) ⟹ a = 0,3 (mol)

Cho hh X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư cả Fe và FeO cùng tạo khí

nSO2(đktc) = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

quá trình nhường e

Fe0 → Fe+3 + 3e

Fe+2 (FeO) →Fe+3 + 1e

quá trình nhận e

S+6 + 2e → S+4 (SO2)

bảo toàn e ta có: ne nhường = ne nhận

⟹ 3nFe + nFeO = 2nSO2

⟹ 3a + b = 2.0,5

Thay a = 0,3 vào ⟹ 3.0,3 + b = 2.0,5 ⟹ b = 0,1 (mol)

Vậy hh X gồm: Fe: 0,3 (mol) và FeO: 0,1 (mol)

m = m­Fe + mFeO = 0,3.56 + 0,1.72 = 24 (g)

BTNT “Fe”: nFe2(SO4)3 = 1/2(nFe + nFeO) = 1/2.(0,3 + 0,1) = 0,2 (mol)

nH2SO4 pư = nSO42-(muối) + nSO2 = 3.0,2 + 0,5 = 1,1 (mol) ⟹ mH2SO4 = 1,1.98 = 107,8 (g)

Câu 30 :

Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hủy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% về khối lương. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỷ lệ thể tích 1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị m là

  • A

    12,59

  • B

    12,530

  • C

    11,384

  • D

    12,91

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

C+ O2 →CO2

nC = nCO2 = 0,044 mol => nT

nZ = nT

VO2 : VKK= 1:3 => nO2

Tính mY

BTKL: mX = mY + mO2

Lời giải chi tiết :

C+ O2 →CO2

nC = nCO2 = 0,044 mol => nT = 0,044: 0,2292 = 0,192 mol

Ta thấy số mol O2 chuyển thành CO2 nên Vz = VT => nZ = nT = 0,192 mol

VO2 : VKK= 1:3 => nO2 = 0,192: 4 = 0,048 mol

mY = 0,894 : 0,08132 = 11 gam

mX = mY + mO2 = 11 + 0,048. 32 = 12,536 gam ≈ 12,530 gam

close