Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 8 - Hải Phòng (Đề 2)Tải vềCâu 1: Phường rối nước của Làng Bảo Hà xã Đồng Minh, huyện Vĩnh bảo có bề dày lịch sử bao nhiêu năm? A. Hơn 300 năm B. Hơn 400 năm C. Hơn 500 năm D. Hơn 600 năm Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Tải về Đề thi I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Lựa chọn đáp án đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Phường rối nước của Làng Bảo Hà xã Đồng Minh, huyện Vĩnh bảo có bề dày lịch sử bao nhiêu năm? A. Hơn 300 năm B. Hơn 400 năm C. Hơn 500 năm D. Hơn 600 năm Câu 2: Xưa những con rối Bảo hà được tạo bằng gỗ cây gì? A. Cây chè, cây sung B. Cây chè, cây sồi C. Cây sung, cây sồi D. Cây xoan, cây mít Câu 3: Khi xưa để sơn hoàn thiện con rối cần sơn mấy lớp? A. 5 lớp B. 6 lớp C. 7 lớp D. 8 lớp Câu 4: Rối cạn Bảo Hà cũng sử dụng người dẫn trò giống như chú Tễu trong múa rối nước đó là nhân vật nào? A. Cô cung nữ B. Cô nông dân C. Anh Loa D. Anh nông dân Câu 5: Hiệu Bạch Vân cư sĩ là của ai? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Nguyễn Du D. Nguyễn Khuyến Câu 6: Nhận định nào không đúng về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Danh nhân văn hóa lớn của dân tộc B. Bóng cây đại thụ của thế kỉ XVI C. Nhà tiên tri của thời đại D. Nhà triết gia, sử gia nổi tiếng Câu 7: Đâu là những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập B. Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập C. Thanh Hiên thi tập D. Chùm thơ thu Câu 8: Dòng nào không phải đặc sắc nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Viết theo thể thơ Đường luật quen thuộc B. Giàu chất triết lí C. Lựa chọn cách biểu đạt theo hình thức đối lập, xây dựng hình ảnh cụ thể sinh động D. Bút pháp lãng mạn tài hoa Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất về tư tưởng chủ đạo trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Nhân đạo, yêu nước B. Yêu thiên nhiên, yêu làng quê C. Nhàn dật, thế sự D. Trung quân, ái quốc Câu 10: Đâu không phải là vẻ đẹp của Bạch Vân cư sĩ được thể hiện qua những bài thơ Nôm của ông? A. Phong thái ung dung, tự tại, an nhiên B. Tâm hồn đẹp đẽ, thanh cao C. Luôn nặng lòng vì dân, ví nước D. Tâm hồn lãng mạn, bay bổng II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Giới thiệu về Làng Bảo Hà - cái nôi của nghề tạc tượng và rối cạn? Câu 2. (3 điểm) Đọc nội dung những bài thơ sau và cho biết bài thơ viết về nội dung nào? Thế gian biến cải vũng nên đồi, Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi. Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. Xưa nay đều trọng người chân thật, Ai nấy nào ưa kẻ đãi buôi. (Bài 77, trích Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN xemloigiai.com I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: - Theo truyền thuyết được lưu truyền thì làng nghề Bảo Hà hình thành vào cuối thế kỷ thứ XV, gắn với công mở làng nghề của Nguyễn Công Huệ người được coi là tổ sư nghề tạc tượng, điêu khắc của làng. - Từ thời kỳ phong kiến, nghề tạc tượng Bảo Hà đã nổi tiếng khắp xứ Đông, có nhiều nghệ nhân giỏi được triều đình trọng dụng. Tiêu biểu là nghệ nhân Tô Phú Vượng, người đã từng tạc ngai vàng cho vua. Ông được vua Lê Hiến Tông (1717-1786)phong là Kỳ hầu tài (vị quan có tài năng kỳ lạ)... Hơn 500 năm nay, Bảo Hà vẫn được gọi là làng chuyên thổi hồn cho tượng các đình, chùa miền Bắc và lưu giữ nghề múa rối cạn đặc sắc. Hiện tại, ngoài bức tượng tổ nghề rất nổi tiếng, làng vẫn còn giữ được bức tượng Linh Lang có thể đứng lên ngồi xuống được. - Thế hệ cháu con sau này vẫn tiếp tục phát huy nghề tổ truyền và có những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu là tác phẩm tượng Phật Bà 24 tay của nghệ nhân Đào Văn Đạm đã đoạt Huy chương vàng tại hội chợ Lai Xích (CHDC Đức) năm 1977. Câu 2: Bài thơ phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống đương thời, đó là thói đời đen bạc, là mọi mối quan hệ bị lệ thuộc bởi cái giàu, cái khó Ngoài ra, bài thơ trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về quy luật thay đổi của cuộc đời và nhân tình thế thái.
=> Bài thơ thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc, khuyên con người nên sống chân thành, không chạy theo vật chất phù du.
|