Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 1Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Đề thi ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Những nhân vật nào được nhắc đến trong đoạn trích? A. Dì Hảo – bà - người chồng – nhân vật tôi B. Dì Hảo – bà – người cô C. Người chồng – người con – nhân vật tôi – bà D. Dì Hảo – nhân vật tôi – người chị Câu 3. Trong đoạn trích,tại sao dì Hảo không thể trách được người chồng tàn nhẫn của mình? A. Vì dì Hảo rất yêu hắn B. Vì dì Hảo bị què liệt C. Vì hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn D. Vì dì Hảo rất nghèo Câu 4. Đoạn trích được viết theo đề tài nào? A. Người trí thức B. Người nông dân C. Chiến tranh D. Thiên nhiên Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. A. So sánh, điệp ngữ, liệt kê B. Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ C. Hoán dụ, điệp từ, so sánh D. So sánh, điệp từ, liệt kê Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Dì Hảo là một người phụ nữ kiên cường B. Dì Hảo có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn C. Dì Hảo là một người bị tàn tật D. Cuộc sống đầy đau khổ, bi thương lẫn nước mắt của dì Hảo Câu 7. Bi kịch lớn nhất của dì Hảo trong đoạn trích là gì? A. Phải chung sống với một người chồng tàn nhẫn và mê cơm rượu B. Phải sống một cuộc đời khổ cực C. Phải chịu sự thiệt thòi về thể xác D. Phải chung sống với một người chồng tàn nhẫn và mê cơm rượu, sống một cuộc đời khổ cực, chịu sự thiệt thòi về thể xác. Câu 8. Nhân vật “hắn” đã khiến cho dì Hảo phải sống một cuộc đời như thế nào? A. Hạnh phúc B. Sung túc C. Đau khổ D. Vui vẻ Trả lời các câu hỏi: Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.” trong đoạn trích? Câu 10. Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc văn bản: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Thực hiện yêu cầu: Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ). -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức về phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: Tự sự → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định nhân vật chính Lời giải chi tiết: Những nhân vật nào được nhắc đến trong đoạn trích: Dì Hảo – bà - người chồng – nhân vật tôi → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Câu văn trong đoạn tríchthể hiệnDì Hảo không thể trách được người chồng tàn nhẫn của mình: “Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn.” → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định đề tài của văn bản. Lời giải chi tiết: Đoạn trích được viết theo đề tài người phụ nữ → Đáp án: D
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ là: So sánh, điệp từ, liệt kê → Đáp án: D
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định nội dung chính Lời giải chi tiết: Nội dung chính của đoạn trích là kể về cuộc sống đầy đau khổ, bi thương lẫn nước mắt của dì Hảo → Đáp án: D
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý từ ngữ miêu tả về cuộc sống của dì Hảo được thể hiện trong đoạn trích Lời giải chi tiết: Bi kịch lớn nhất của dì Hảo trong đoạn trích là: Phải chung sống với một người chồng tàn nhẫn và mê cơm rượu, sống một cuộc đời khổ cực, chịu sự thiệt thòi về thể xác. → Đáp án: D
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý từ ngữ miêu tả về cuộc sống của dì Hảo được thể hiện trong đoạn trích Lời giải chi tiết: Nhân vật “hắn” đã khiến cho dì Hảo phải sống một cuộc đời đầy đau khổ → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Câu văn hướng tới giá trị nhân đạo, thể hiện sự chia sẻ, tình yêu thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn.
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Liên hệ số phận người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm thơ văn đã học Lời giải chi tiết: Thân phân người phụ nữ Việt Nam trước Cách mang: Họ là những người phụ nữ đảm đang, chăm chỉ, hiền lành chất phác nhưng bị xã hội rẻ rúng, chèn ép đến mức căm chịu cho mọi bất hạnh. PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
xemloigiai.com
|