Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 2

Những dòng sông Sông là mạch máu của Trái Đất, mang nguồn sống cho hàng triệu sinh vật và con người. Mỗi dòng sông đều có câu chuyện riêng, từ nguồn phát sinh cho đến khi chảy ra biển. Chúng không chỉ là dòng nước đơn thuần mà còn là hệ sinh thái phức tạp và sinh động.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.

II. Đọc thầm văn bản sau:

Những dòng sông

Sông là mạch máu của Trái Đất, mang nguồn sống cho hàng triệu sinh vật và con người. Mỗi dòng sông đều có câu chuyện riêng, từ nguồn phát sinh cho đến khi chảy ra biển. Chúng không chỉ là dòng nước đơn thuần mà còn là hệ sinh thái phức tạp và sinh động.

Sông Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất Đông Nam Á. Với chiều dài hơn 4.350 km, con sông này chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tại đồng bằng sông Cửu Long, Mekong nuôi sống hàng triệu người bằng nguồn thủy sản phong phú và đất canh tác màu mỡ.

Hệ sinh thái sông rất đa dạng. Bên bờ sông, nhiều loài thực vật như cỏ lau, cây đước phát triển mạnh. Trong lòng sông, hàng trăm loài cá sinh sống, từ những con cá nhỏ bé đến cá tra dầu khổng lồ. Một số loài cá di chuyển hàng ngàn km để sinh sản, như loài cá hồi.

Con người từ lâu đã gắn bó mật thiết với sông ngòi. Sông cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, là con đường giao thông quan trọng. Nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ đều phát triển dọc theo các dòng sông.

Tuy nhiên, ngày nay các dòng sông đang đối mặt với nhiều thách thức. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu, việc xây đập thủy điện đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái sông ngòi. Bảo vệ và phục hồi các dòng sông đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của nhân loại.

Mỗi dòng sông đều là một câu chuyện sống động, kết nối con người, động thực vật trong một hệ sinh thái phức tạp và kỳ diệu.

(Theo Tạp chí Địa lý trẻ)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Sông được ví như gì của Trái Đất?

A. Lá phổi.

B. Mạch máu.

C. Bộ não.

D. Làn da.

Câu 2. Sông Mekong chảy qua bao nhiêu quốc gia?

A. 4 quốc gia.

B. 5 quốc gia.

C. 6 quốc gia.

D. 7 quốc gia.

Câu 3.Theo bài đọc, điều gì khiến sông quan trọng đối với con người?

A. Cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và là con đường giao thông.
B. Chỉ để chụp ảnh cảnh đẹp.
C. Dùng để xây dựng nhà cửa.
D. Để nuôi trồng thủy sản.

Câu 4. Loài cá nào được nhắc đến có khả năng di chuyển hàng ngàn km để sinh sản?

A. Cá tra dầu.

B. Cá hồi.

C. Cá mè.

D. Cá chép.

Câu 5. Những nền văn minh lớn nào phát triển dọc theo các dòng sông?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

B. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

D. Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp.

Câu 6. Em hãy nêu một số việc em đã làm để bảo vệ nguồn nước.

Câu 7. Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên”

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam – sự kiện văn hoá quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Câu 9.Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. thay thế cho từ ngữ gì?

A. Cái mạnh của con người Việt Nam

B. Sự thông minh

C. Nhạy bén với cái mới

D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới

Câu 10. Đặt một câu ghép giới thiệu về bạn thân em. Trong đó, hai vế câu ghép được nối với nhau bằng một cặp kết từ.

B. Kiểm tra viết

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội truyền thống ở quê hương em.

-------- Hết --------

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM

1. B

2. C

3. A

4. B

5. C

8. D

9. D

A. Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng

II. Đọc thầm văn bản sau:

Câu 1. Sông được ví như gì của Trái Đất?

A. Lá phổi.

B. Mạch máu.

C. Bộ não.

D. Làn da.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Sông được ví như mạch máu của Trái Đất.

Đáp án B.

Câu 2. Sông Mekong chảy qua bao nhiêu quốc gia?

A. 4 quốc gia.

B. 5 quốc gia.

C. 6 quốc gia.

D. 7 quốc gia.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ hai và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Sông Mekong chảy qua 6 quốc gia.

Đáp án C.

Câu 3.Theo bài đọc, điều gì khiến sông quan trọng đối với con người?

A. Cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và là con đường giao thông.
B. Chỉ để chụp ảnh cảnh đẹp.
C. Dùng để xây dựng nhà cửa.
D. Để nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp giải:

Em hiểu như nào về câu nói: "Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ."?

Lời giải chi tiết:

Theo bài đọc, điều khiến sông quan trọng đối với con người là cung cấp nước uống, nước tưới tiêu và là con đường giao thông.

Đáp án A.

Câu 4. Loài cá nào được nhắc đến có khả năng di chuyển hàng ngàn km để sinh sản?

A. Cá tra dầu.

B. Cá hồi.

C. Cá mè.

D. Cá chép.

Phương pháp giải:

Em đọc thứ ba để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Loài cá được nhắc đến có khả năng di chuyển hàng ngàn km để sinh sản là cá hồi.

Đáp án B.

Câu 5. Những nền văn minh lớn nào phát triển dọc theo các dòng sông?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

B. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

D. Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thứ tư để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Những nền văn minh lớn phát triển dọc theo các dòng sông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

Đáp án C.

Câu 6. Em hãy nêu một số việc em đã làm để bảo vệ nguồn nước.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những việc em đã làm để bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước.

Lời giải chi tiết:

Một số việc em đã làm để bảo vệ nguồn nước là:

- Em luôn tắt vòi nước khi không dùng và chỉ dùng vừa đủ nước khi rửa tay, đánh răng.

- Em không vứt rác xuống sông, hồ.

- Khi tắm hoặc rửa bát, em không để nước chảy lãng phí.

- Em tham gia cùng gia đình dọn dẹp khu vực xung quanh ao, hồ, sông để nước luôn sạch.

Câu 7. Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên”

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn thơ và ghi lại từ ngữ được lặp lại nhiều lần và dựa vào nội dung đoạn thơ để nêu tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ đó.

Lời giải chi tiết:

- Điệp ngữ “Mồ hôi mà đổ xuống” trong đoạn thơ lặp lại ba lần.

- Tác dụng: nhấn mạnh công sức và sự lao động vất vả của con người. Mồ hôi là biểu tượng của sự cần mẫn, nỗ lực, và sự hi sinh trong công việc. Câu thơ thể hiện sức lao động không ngừng nghỉ, từ đó làm nổi bật kết quả lao động ở mỗi nơi (đồng, vườn, đầm).

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam – sự kiện văn hoá quan trọng đối với người yêu thích sách – được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 hằng năm.

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu các ý liệt kê.

C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.

D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các tác dụng của dấu gạch ngang và xác định vị trí dấu gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

Dấu gạch ngang trong câu có tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho cụm từ “Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam”.

Đáp án D.

Câu 9.Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. thay thế cho từ ngữ gì?

A. Cái mạnh của con người Việt Nam

B. Sự thông minh

C. Nhạy bén với cái mới

D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới

Phương pháp giải:

Em xác định đối tượng thay thế cho từ in đậm ở câu liền trước.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “Bản chất trời phú ấy” thay thế cho cụm từ “sự thông minh nhạy bén với cái mới”.

Đáp án D.

Câu 10. Đặt một câu ghép giới thiệu về bạn thân em. Trong đó, hai vế câu ghép được nối với nhau bằng một cặp kết từ.

Phương pháp giải:

Em xác định hình thức và nội dung của câu ghép cần đặt.

Lời giải chi tiết:

bạn Lan luôn chăm chỉ học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp nên bạn ấy là học sinh giỏi nhất lớp em.

B. Kiểm tra viết

Phương pháp giải:

- Em xác định đối tượng của đề bài và lập dàn ý về đối tượng đó.

- Dựa trên dàn ý đã lập để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý :

Mở đầu: Giới thiệu về một lễ hội truyền thống ở quê hương em

Triển khai:

- Địa điểm, thời gian diễn ra lễ hội.

- Những hoạt động được tổ chức trong lễ hội.

- Không khí lễ hội.

- Tình cảm, cảm xúc của em và mọi người khi tham gia lễ hội.

Kết thúc: Ý nghĩa của lễ hội đó.

Bài tham khảo 1:

Mỗi năm một lần, khi đến Tết Độc lập - 2/9, quê hương em lại tưng bừng tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Gianh để ăn mừng ngày Tết lớn của dân tộc. Truyền thống này đã có từ trước đây rất lâu rồi, nhưng từ khi đất nước thống nhất, thì nhân dân quyết định thống nhất lấy ngày này làm ngày tổ chức lễ hội. Hội thi sẽ diễn ra trên con sông Gianh của quê hương - nơi vỗ về, nâng đỡ biết bao thế hệ người dân Lệ Thủy. Các đội đua sẽ tập luyện và chuẩn bị bảo dưỡng thuyền từ vài tháng trước đó để có trạng thái tốt nhất. Ngày diễn ra lễ hội, không chỉ dân bản địa, mà khách du lịch từ khắp nơi đổ về cũng vô cùng đông đúc. Người dân tràn xuống vạt cỏ, lội xuống cả mé sông, đứng chật kín hai bên lòng đường, khó mà đi lại được. Dưới sông, các thuyền viên ra sức chèo thuyền, điều khiển con thuyền rẽ sóng lao nhanh về phía trước. Hai bên bờ khán giả reo hò nhiệt liệt, cổ vũ hết mình. Có khán giả quá phấn khích, còn bơi cả xuống sông, đánh nước ầm ầm để gọi tên đội mình yêu mến. Từ khán giả đến người thi đấu đều hòa chung trong bầu không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng vào náo nhiệt. Chính điều đó tạo nên sự hấp dẫn to lớn cho lễ hội đua thuyền trên sông Gianh của quê hương em. Khiến ai ai dù đi xa đến đâu, cũng nhớ Tết độc lập để trở về quê nhà, đón chào lễ hội đua thuyền. Là một người con Lệ Thủy, em rất tự hào về lễ hội truyền thống của quê hương mình.

Bài tham khảo 2 :

“Quai thao nâng dải lụa đào

Trầu têm cánh phượng em vào hội Lim”

Hàng năm, cứ vào ngày 13 tháng Giêng, người người lại đổ về Tiên Du (Bắc Ninh) để tham dự một lễ hội đặc sắc ở nơi đây – Hội Lim. Xuân năm nay em vô cùng vui sướng khi được bố mẹ dẫn đi xem hội vì đã đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc trong học kì I. Sau khoảng hơn một tiếng di chuyển, gia đình em đã tới được nơi tổ chức lễ hội. Không gian rộng lớn, khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập người qua lại khiến em càng thêm háo hức, mong chờ được tham gia hội Lim. Giờ khai hội vừa điểm, tiếng chiêng tiếng trống nổi lên sôi động, khói hương thắp nghi ngút khắp cả sân đình. Tất cả các bô lão mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn đóng cung kính cẩn dâng hương hoa, lễ vật lên thần linh. Náo nhiệt và vui nhất của lễ hội Lim chính là các trò chơi dân gian. Em hào hứng nắm tay bố mẹ theo dõi những trận đấu vật gay cấn, phấn khích cổ vũ các đội thi dệt, thi nấu cơm,...Và ấn tượng với em hơn cả chính là tiết mục hát dân ca giao duyên. Trên một hồ nước nhỏ, chiếc thuyền rồng được trang trí bắt mắt chính là sân khấu của những nghệ sĩ dân gian tài hoa. Các liền chị da trắng má hồng duyên dáng trong chiếc áo tứ thân, liền anh đĩnh đạc với áo the khăn xếp cùng nhau cất cao những câu hát nghĩa tình, ngọt ngào, đằm thắm. Đến tận lúc ra về, em vẫn còn nuối tiếc sao mà thời gian trôi nhanh quá. Hội Lim là truyền thống quý báu được giữ gìn và lưu truyền suốt bao đời nay của tỉnh Bắc Ninh. Qua trải nghiệm đáng giá này, em càng thêm yêu quý văn hoá của đất nước và mong muốn sẽ được quay trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa.

  • Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 3

    Một ước mơ Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô, ... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người.

  • Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 4

    Ba pho tượng Có vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế nước láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử tài các quần thần của hoàng để xem họ thông thái đến đâu. Nhận được món quà, hoàng đế cho quần thần xem xét nhưng không ai tìm ra sự khác nhau giữa ba pho tượng. Tin đồn về ba pho tượng bí hiểm lan khắp kinh thành.

  • Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 CTST - Đề số 5

    Cây đề Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi người xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.

  • Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 1

    Điều kì diệu của mùa đông Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: – Con có thể thành hoa không hả mẹ?

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close