Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 8

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Điền dấu X vào ô đúng hoặc sai trong bảng sau để xác định đúng đặc điểm của sự tiêu hoá trong khoang miệng:

Đăc điểm

Đúng

Sai

1. Biến đổi lý học là chủ yếu

 

 

2. Lưỡi tham gia biến đối hoá học thức ăn

 

 

3. Có rất nhiều enzim tiêu hoá.

 

 

4. Enzim tiêu hoá là amilaza.

 

 

5. Chất được biến đổi hoá học là lipit.

 

 

6. Protein không được biến đổi hoá học

 

 

7. Enzim có tác dụng lên chất tinh bột (chín).

 

 

8. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là các sản phẩm từ đường đơn

 

 

9. Sản phẩm tạo ra là axit amin

 

 

10. Có 3 loại răng tham gia biến đổi lý học.

 

 

11. Độ pH phù hợp cho hoạt động của enzim là 7,2

 

 

12. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là mantôzơ.

 

 

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường tiêu hóa ?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi

B. Bệnh cúm, bệnh ho gà

C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị. các bệnh về giun sán

D. Cúm, bệnh ho gà

E. Câu A và B đúng.

2. Giúp tế bào trao đổi chất và điều khiển mọi hoạt động sổng của tế bào giữ vai trò quan trọng trong di truyền là:

A. Màng sinh chất.

B. Chất tế bào

C. Nhân tế bào.

D. Câu A và C đúng.

3. Khả năng người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau lần đó không mắc lại bệnh đó được gọi là:

A. Miễn dịch bấm sinh.

B. Miễn dịch chủ động

C. Miễn dịch tập nhiễm.

D. Miễn dịch bị động.

4. Do đâu khi cơ co, tế bào cơ ngắn lại

A. Do các tơ cơ mảnh, co ngắn làm cho các đĩa sáng ngắn lại

B. Do các tơ cơ dày ngắn làm cho đĩa tối co ngắn,

C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ.

D. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày chức năng của các hệ cơ quan sau: hệ vận động, tiệu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

Câu 2. Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 3. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1.

Những câu đúng: 1,4,6, 7, 10, 11, 12.

Những câu sai: 2, 3, 5, 8, 9.

Câu 2.

1

2

3

4

C

D

C

D

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày chức năng của các hệ cơ quan sau: hệ vận động, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

Hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Giúp cơ thể di chuyển trong. không gian, thực hiện được các động tác lao động.

Hệ tiêu hoá

Biển đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải chất bã ra ngoài.

Hệ tuần hoàn

Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và vận chuyến chất thải, CO2 để đưa ra ngoài cơ thể.

Hệ hô hấp

Đưa O2 từ không khí vào phổi và thải CO2 ra ngoài

Hệ bài tiết

Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể để thải ra ngoài.

Hệ thần kinh

Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Câu 2. * Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hóa

- Ống tiêu hoá gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Tuyến tiêu hoá: nước bọt, gan, tuỵ, dịch vị, dịch ruột.

* Ruột non là cơ quan quan trọng nhất vì:

- Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi về mặt hoá học là chủ yểu.

- Ở ruột non nhờ có các tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải, biến đổi hoàn toàn các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) mà các phần trên ống tiêu hoá chưa biến đối hoặc biến đổi chưa hoàn toàn.

- Đông thời ruột non có cấu tạo phức tạp, đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng.

Câu 3. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là vì ngoài huyết áp còn có:

- Co bóp của các cơ quanh thành mạch

- Sức hút của lồng ngực khi hít vào

- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

- Van 1 chiều

 xemloigiai.com

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close