Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 7- Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn nhân vật đúng cho câu sau bằng cách điền vào chỗ trống:

“Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của … tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân”.

A. Nguyễn Hữu Cầu.

B. Nguyễn Hữu Chỉnh.

C. Ngô Thì Nhậm.

D. Vũ Văn Nhậm.

Câu 2. Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem bao nhiêu vạn quân chia làm bao nhiêu đạo sang đánh nước ta?

A. 29 vạn quân, 15 đạo.

B. 28 vạn quân, 4 đạo.

C. 29 vạn quân, 4 đạo.

D. 29 vạn quân, 5 đạo.

Câu 3. Quang Trung đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

A. Cho Nguyễn Công Trứ khai phá ven biển.

B. Chú trọng việc khai hoang.

C. Ban Chiếu khuyến nông.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền đàng Ngoài?

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Lữ.

C. Ba anh em họ Nguyễn.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 5. Tướng giặc nào phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?

A. Hứa Thế Hanh. B. Sầm Nghi Đống.

C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Tôn Sĩ Nghị.

Câu 6. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở

A. Truông Mây (Gia Định).

B. Sơn La.

C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).

D. Truông Mây (Bình Định).

Câu 7. Vì sao chế độ quân điền thời Nguyễn không còn tác dụng?

A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế.

B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước.  

C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 8. Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) là khởi nghĩa

A. Phan Bá Vành. B. Lê Văn Khôi.

C. Nông Văn Vân. D. Cao Bá Quát.

Câu 9. Cố đô Huế được xây dựng từ thời

A. vua Gia Long. B. vua Minh Mạng.

C. vua Thiệu Trị. D. vua Tự Đức.

Câu 10. “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?

A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.

B. Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn.

C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh.

D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.

Câu 11. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm

A. 1839. B. 1840.

C. 1841. D. 1842.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Yếu tố nào giúp cho quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Đàng Ngoài?

Câu 2. Hãy nêu một số thành tựu về văn học, kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII? Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh được điều gì?

Câu 3. Nêu những tác phẩm, tác giả nổi tiếng về sử học, địa lý và y học trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

C

C

C

B

D

7

8

9

10

11

 

C

A

A

C

B

 

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:  

Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 131.

Cách giải:

Để phát triển nông nghiệp, vua Quang Trung đã: Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong. Vì thế, chỉ sau vài ba năm, “mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình”.

Chọn: C

Chú ý:

Đáp án A, B: là chính sách trong nông nghiệp của triều Nguyễn.

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền đàng Ngoài.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã làm cho tướng giặc Sầm Nghi Đống phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 120.

Cách giải:

Trong cuộc khởi nghĩa, chàng Lía chọn Truông Mây (Bình Định) làm căn cứ, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và đời sống nông dân.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 141

Cách giải:

Phan Bá Vành lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 144.

Cách giải:

Cố đô Huế được xây dựng từ thời Gia Long (1802) và đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840).

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định (“Gia Định tam gia”) và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

Trên cơ sở nghiên cứu tàu thủy của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

Chọn: A

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Những yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh và chúa Nguyễn gồm:

- Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ.

- Nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 142, 146, suy luận.

Cách giải:

a) Những thành tựu về văn học, kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII:

* Văn học:

- Từ cuối thế ki XVIII – nửa đầu thế ki XIX, mặc dù chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy tàn, văn học dân gian vẫn phát triển phong phú.

- Trên cơ sở ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Qụan, Hồ Xuân Hương,... nổi bật nhất là Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ phản ánh được thực trạng xã hội đương thời, nỗi đau khổ của người phụ nữ mà còn góp phần quan trọng hoàn thiện thơ Nôm.

- Văn học Việt Nam thế kì XVIII - nửa đầu thế ki XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

* Khoa học – kĩ thuật:

- Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiến tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.

+ Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan.

+ Thợ thủ công nhà nước (nhà Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

- Năm 1839, các thợ thủ công đóng xong một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

b)Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này chứng tỏ:

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 146.

Cách giải:

* Sử học, địa lí.

- Biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng.

+ Triều Tây Sơn: Đại Việt sử kí tiền biên.

+ Triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, …

- Tác giả tiêu biểu: Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định.

* Y học

- Y học dân tộc được đúc kết lại trong tác phẩm quý giá – Hải Thượng y tông lâm lĩnh gồm 66 tập của Lê Hữu Trác.

Nguồn: Sưu tầm

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close