Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 2

Câu 1 :

Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

  • A

    Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô

     

  • B

    Thù địch với nhiều quốc gia

     

  • C

    Nước lớn

     

  • D

    Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2 :

Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

  • A

    Hòa bình, trung lập tích cực

     

  • B

    Hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

     

  • C

    Hòa bình, trung lập

     

  • D

    Hòa bình, thân thiện

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc

Câu 3 :

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng sự kiện gì

  • A

    Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam

     

  • B

    Chính phủ mới được thành lập ở Việt Nam

     

  • C

    Cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956

     

  • D

    Ngay khi hiệp định Giơnevơ có hiệu lực

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

Câu 4 :

Đâu là điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu từ thập kỉ 90 trở đi?

  • A

    Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.

     

  • B

    Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước tư bản.

     

  • C

    Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Mĩ latinh.

     

  • D

    Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, các nước Đông Âu.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

Câu 5 :

Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở đầu quá trình chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn 1939-1945?

  • A

    Hội nghị tháng 11-1939

     

  • B

    Hội nghị tháng 11-1940

     

  • C

    Hội nghị tháng 5-1941

     

  • D

    Hội nghị tháng 2- 1943

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Những quyết định của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.

Câu 6 :

Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp lâu dài nào được coi quan trọng nhất?

  • A

    Lập hũ gạo tiết kiệm

     

  • B

    Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói

     

  • C

    Tăng gia sản xuất

     

  • D

    Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Để khuyến khích sản xuất, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế vô lý; tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, dân chủ.

Câu 7 :

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

  • A

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • B

    Giải mã được bản đồ gen người

     

  • C

    Tạo ra cừu Đôli

     

  • D

    Đưa người lên mặt trăng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1969, Mĩ đã phóng thành công tàu vũ trụ Apolo 11 đưa nhà phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng.

Câu 8 :

Một trong những nội dung của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là

  • A

    Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

  • B

    Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

  • C

    Phê phán quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị.

  • D

    Bầu Ban Chấp hành trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Một trong những nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là: Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị.

Câu 9 :

Đâu không phải là luận điểm để chứng minh cho sự việc: Nhật đảo chính Pháp lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương?

  • A

    Chính quyền Pháp đã tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định

  • B

    Quân Nhật đã gục ngã

  • C

    Tầng lớp trung gian hoang mang

  • D

    Quần chúng cách mạng muốn hành động

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Nhật đảo chính Pháp đã tạo ra tình trạng khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương vì:

- Chính quyền Pháp đã tan rã nhưng chính quyền Nhật chưa ổn định

- Tầng lớp trung gian hoang mang

- Quần chúng cách mạng muốn hành động

Thời điểm này Nhật đang đóng vai trò thống trị Đông Dương => Quân Nhật lúc này chưa gục ngã.

Câu 10 :

Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” trên cơ sở lấy lực lượng nào làm chỗ dựa?

  • A

    Công nhân, địa chủ và tư sản dân tộc

     

  • B

    Nông dân, công nhân và tiểu tư sản

     

  • C

    Binh lính người Việt trong quân đội Pháp

     

  • D

    Tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực

Câu 11 :

Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A

    Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng

     

  • B

    Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến

     

  • C

    Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

     

  • D

    Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lại hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1950 và kết quả của Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) để suy luận

Lời giải chi tiết :

Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta vì đại hội đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến trong bối cảnh lịch sử mới.

Câu 12 :

Hướng tiến công từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc do binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhiệm?

  • A

    Binh đoàn dù

  • B

    Binh đoàn bộ binh

  • C

    Binh đoàn thủy quân lục chiến

  • D

    Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 7-10-1947, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ huy từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc.

Câu 13 :

Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?

  • A

    Thời gian tồn tại ngắn

  • B

    Các chính sách chưa nhiều

  • C

    Quy mô chỉ ở cấp xã

  • D

    Chưa đưa ra chính sách tích cực

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Mặc dù là một mô hình chính quyền của dân, do dân và vì dân nhưng chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng có những hạn chế mà Đảng cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau như: chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (3-4 tháng), quy mô mới chỉ ở cấp xã, các chính sách chưa nhiều…

Đáp án D: không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh, bởi trong quá trình tồn tại chính quyền này đã cố gắng đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân bằng những chính sách tích cực trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

Câu 14 :

Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là

  • A

    Bản án chế độ thực dân Pháp

     

  • B

    Đường Kách mệnh

     

  • C

    Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt

     

  • D

    Luận cương chính trị

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của tác phẩm Đường Kách mệnh để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là Đường Kách mệnh. Tác phẩm nêu lên 3 tư tưởng chính là:

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo

- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới

Câu 15 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

  • A

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc.

Câu 16 :

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A

    Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên

     

  • B

    Đồng tiền chung châu Âu được phát hành

     

  • C

    Liên minh châu Âu (EU) ra đời

     

  • D

    Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên- cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu.

Câu 17 :

Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

  • A

    Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương

     

  • B

    Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình

     

  • C

    Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân

     

  • D

    Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng đã được xác lập.

Câu 18 :

Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?

  • A

    Tăng cường viện binh cho Đông Đương

     

  • B

    Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ

     

  • C

    Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta

     

  • D

    Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.

Câu 19 :

Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?

  • A

    Đêm ngày 18-12-1946

     

  • B

    Sáng ngày 19-12-1946

     

  • C

    Sáng ngày 20-12-1946

     

  • D

    Đêm ngày 20-12-1946

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

Câu 20 :

Ai là người đã tiến hành vận động ngoại giao yêu cầu thực dân Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia (11/1953)?

  • A

    Xihanúc

     

  • B

    Xuháctô

     

  • C

    Xucácnô

     

  • D

    Xihamôni

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

 Ngày 9/11/1953, do cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương Xihanúc, chính phủ Pháp đã kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia

Câu 21 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

  • A

    Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

     

  • B

    Hòa bình, hợp tác và phát triển.

     

  • C

    Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

     

  • D

    Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Câu 22 :

Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là tờ báo nào?

  • A

    Báo Thanh niên

     

  • B

    Báo Búa liềm

     

  • C

    Báo Nhân dân

     

  • D

    Báo Tiền phong

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

Câu 23 :

Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Phát xít Nhật vào Đông Dương

     

  • B

    Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương

     

  • C

    Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương

     

  • D

    Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Cuối tháng 9-1940, quân Nhật vượt biên giới Việt- Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Pháp- Nhật câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân Đông Dương.

Câu 24 :

Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A

    Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ

     

  • B

    Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng

     

  • C

    Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai

     

  • D

    Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Câu 25 :

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?

  • A

    Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

     

  • B

    Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

     

  • C

    Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

     

  • D

    Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới

Câu 26 :

Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?

  • A

    Trật tự hai cực Ianta sụp đổ

     

  • B

    Nước Đức được thống nhất

     

  • C

    Bức tường Béc lin sụp đổ

     

  • D

    Chiến tranh lạnh chấm dứt

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 27 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh là

  • A

    Do sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

  • B

    Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược

  • C

    Do tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ

  • D

    Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu Đông- Tây và cuộc Chiến tranh lạnh. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

Câu 28 :

Đâu không phải nguyên nhân để Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950?

  • A

    Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi

     

  • B

    Để làm thất bại âm mưu của Pháp- Mĩ

     

  • C

    Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới

     

  • D

    Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước năm 1949 - 1950 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi; để làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ (kế hoạch Rơve) và để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.

Câu 29 :

Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là

  • A

    Bắc Bộ

     

  • B

    Trung Bộ và Nam Bộ

     

  • C

    Trung Bộ và Nam Đông Dương

     

  • D

    Bắc Bộ và Bắc Đông Dương

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Bước thứ nhất của kế hoạch Nava: trong thu- đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực và vật lực, xóa bỏ vùng tự do liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

Câu 30 :

Tại sao ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh lại đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?

  • A

    Để khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới

     

  • B

    Để thay thế nền thống trị của Pháp- Nhật

     

  • C

    Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân

     

  • D

    Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử Việt Nam năm 1945 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Đến ngày 28-8-1945, Cách mạng tháng Tám đã thành công trên cả nước. Để hợp thức hóa thành công đó, khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới, sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh, ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập

Câu 31 :

Các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong văn bản pháp lý nào?

  • A

    Hiệp định Giơnevơ (1954)

     

  • B

    Hiệp định Pari (1973)

     

  • C

    Hiệp định Viêng Chăn (1973)

     

  • D

    Hiệp định Pari (1991)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Tổng hợp lịch sử Việt Nam, Lào, Campuchia từ năm 1945-1991 để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng.

=> Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhân các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia.

Câu 32 :

 Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?

  • A

    Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.

     

  • B

    Để khôi phục lại các thị trường truyền thống

     

  • C

    Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực

     

  • D

    Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh khu vực châu Á nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã triển khai xu hướng “hướng về châu Á” trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao độc lập, tranh thủ khoảng trống về quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực để củng cố ảnh hưởng của mình và khôi phục lại các thị trường truyền thống.

Đáp án A: Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á không phải nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” của Nhẩ Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 33 :

Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

  • A

    Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)

  • B

    Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923)

  • C

    Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921)

  • D

    Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là việc năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi… lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 34 :

Đâu không phải là sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  • A

    Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương

  • B

    Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện

  • C

    Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên

  • D

    Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là xây dựng lực lượng chính trị từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên, từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng; kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện. Còn việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương đã được giải quyết cùng với sự ra đời của mặt trận Việt Minh năm 1941.

Câu 35 :

Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là

  • A

    Pháp

     

  • B

    Anh

     

  • C

    Trung Hoa Dân Quốc

     

  • D

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thái độ và hành động của các thế lực thù địch để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là thực dân Pháp. Vì quân Pháp đã nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Còn Anh và Trung Hoa Dân Quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh nên không thể lộ mặt mà chỉ có thể ngầm phá hoại. Mĩ thì chỉ dùng áp lực từ xa để điều khiển Trung Hoa Dân Quốc hành động với vấn đề Việt Nam.

Câu 36 :

Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện đã khai thác triệt để chiến thuật gì?

  • A

    Khóa then cửa

  • B

    Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh

  • C

    Tập kích bất ngờ, ồ ạt

  • D

    Tằm ăn lá

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào các nội dung như phát triển ngụy quân, tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, đánh phá hậu phương của Việt Minh bằng thổ phỉ, gián điệp…có thể thấy kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện đã khai thác triệt để chiến thuật “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 37 :

Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là

  • A

    Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc

     

  • B

    Thiếu thốn về trang thiết bị kĩ thuật

     

  • C

    Cách xa hậu phương của quân Pháp

     

  • D

    Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí địa lý của Điện Biên Phủ để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Mặc dù là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhưng Điện Biên Phủ lại có điểm yếu cơ bản là nằm giữa vùng rừng núi Tây Bắc, chỉ có một con đường tiếp tế duy nhất bằng đường hàng không nên dễ bị cô lập.

Câu 38 :

Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?

  • A

    Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945

     

  • B

    Đều chống lại kẻ thù của dân tộc

     

  • C

    Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông

     

  • D

    Đều sử dụng bạo lực cách mạng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các đặc điểm của phong trào 1930 - 1931 và phong trào 1936 - 1939 để so sánh, liên hệ trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong phong trào dân chủ 1936-1939 không sử dụng đến lực lượng vũ trang, không có hoạt động đấu tranh vũ trang nên nó không phải là bạo lực cách mạng như phong trào 1930 – 1931.

Câu 39 :

 Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?

  • A

    Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

     

  • B

    Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.

     

  • C

    Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

     

  • D

    Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Liên hệ phần tình hình khu vực Đông Nam Á từ những năm 90 của thế kỉ XX

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác.

Câu 40 :

Kể từ năm 1950, biểu hiện nào cho thấy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp ngày càng chịu sự tác động của cục diện hai cực - hai phe?

  • A

    Các nước XHCN công nhận, ủng hộ Việt Nam, trong khi Mĩ viện trợ ngày càng nhiều cho Pháp.

  • B

    Các nước phương Tây ra sức viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến để chống lại Việt Nam.

  • C

    Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

  • D

    Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế - quân sự, từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Phân tích bối cảnh lịch sử mởi, liên hệ lịch sử thế giới

Lời giải chi tiết :

Từ sau năm 1945, trên thế giới hình thành trật tự Ianta, đặc trưng nổi bật là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu mỗi phe là Liên Xô và Mĩ.

Đối với Việt Nam, biểu hiện của cục diện này được thể hiện bắt đầu từ năm 1950:

- Năm 1950: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, một tháng sau khi Liên Xo thiết lập quan hệ với Việt Nam thì các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa => Sự hiện diện của phe Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Cùng trong thời gian này, Mĩ (hiện diện cho phe Tư bản chủ nghĩa) cũng từng bước can thiệp sau và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương. Mĩ âm mưu viện trợ về kinh tế và quân sự cho Pháp để từng bước nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.

=> Từ năm 1950, chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe.

close