Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ- LỚP 7 Câu 1. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại? A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi. B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN). C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay. D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á. Câu 2. Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông A. phát triển thịnh đạt. B. bước đầu hình thành. C. sụp đổ hoàn toàn. D. khủng hoảng. Câu 3. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là A. Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông. C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch. D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào. Câu 4. So với bộ máy nhà nước thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác? A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao. B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô. C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn. D. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn. Câu 5. Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á? A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV. B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV. C. Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII. D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII. Câu 6. Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp? A. Cấm giết hại trâu, bò. B. Vua Lý cày Tịch Điền. C. Khuyến khích khai khẩn đất hoang. D. Phân chia ruộng đất cho nông dân Câu 7. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua. B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh. C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước. D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Câu 8. Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất? A. Ph. Ma-gien-lan. B. Va-xco đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. B. Đi-a-xơ. Câu 9.Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây? A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi. B. Ba năm tổ chức thi một lần. C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài. D. Cử quan lại sang phương Tây học tập. Câu 10.Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì? A. Uy tín triều đình giảm sút, hệ thống cai quản từ trung ương thiếu chặt chẽ. B. Dương Tam Kha tiếm quyền, giành ngôi vua. C. Các tướng lĩnh không ủng hộ các vị vua nối nghiệp Ngô Quyền. D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn. Câu 11.Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm tiến bộ của phong trào Văn hóa Phục hưng? A. Đề cao giáo lí nhà thờ. B. Coi trọng phát triển văn hóa tư sản. C. Đề cao khoa học tự nhiên. D. Đề cao trật tự phong kiến. Câu 12. Nhà Trần đã không thực hiện chính sách nào để khuyến khích nông nghiệp phục hồi và phát triển? A. Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất. B. Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy và thu thuế. C. Tiếp tục công cuộc “Nam tiến” còn dang dở. D. Đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều. Câu 13. Năm 1149, nhà Lý lập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) để A. làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nước ngoài. B. làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm. C. làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công. D. làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với Ấn Độ. Câu 14.Tướng giặc nào phải chui vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước? A. Ngột Lương Hợp Thai. B. Thoát Hoan. C. Toa Đô. D. Ô Mã Nhi Câu 15.Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, việc Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bình thường có ý nghĩa như thế nào? A. Thể hiện nước ta là một nước thắng trận trước Trung Quốc. B. Thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hòa bình của nước ta. C. Thể hiện Trung Quốc sẽ phải kiêng dè trước nước ta. D. Trung Quốc sẽ không dám đem quân sang xâm lược nước ta. Câu 16.Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc, bình dân. B. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ. C. Vương hầu, quý tộc, nông dân. D. Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ, nông dân. Câu 17. Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc? A. Quân Tống, quân Thanh. B. Quân Đường, quân Tống. C. Quân Hán, quân Tống. D. Quân Tống, quân Mông - Nguyên Câu 18.Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A. Trung ương tập quyền. B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. C. Vua nắm quyền tuyệt đối. D. Phong kiến phân quyền. Câu 19.Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại? A. Những người Giec-man giàu có. B. Các chủ nô Rô-ma. C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. D. Những người nông dân nhiều ruộng đất. Câu 20.Một trong những nguyên nhân khiến nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống là gì? A. Chính sách đóng cửa của nhà Tống. B. Nhà Tống đang xâm lược nước ta. C. Sản xuất đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của dân. D. Không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài. Lời giải chi tiết
Câu 1 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 17, suy luận, loại trừ. Cách giải: Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại vì các lí do sau đây: - Ấn Độ được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN). - Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ; trong đó, một số thành tựu còn sử dụng đến ngày nay. - Ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển và văn hóa các nước Đông Nam Á. => Loại trừ đáp án những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi. Chọn A Câu 2 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 23. Cách giải: Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVI– XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến làm cho các nước này trở thành thuộc địa hoặc lệ thuộc. Chọn D Chú ý khi giải: Ví dụ: Ở Việt Nam, sự khủng hoảng biểu hiện rõ nhất dưới thời kì nhà Nguyễn, đặc biệt là thời kì các vị vua cuối triều đại. Do không cải cách, canh tân đất nước và nhiều chính sách sai lầm đã làm cho tiềm lực đất nước suy yếu trở thành “miếng mồi ngon” cho tư bản Pháp đến xâm lược (năm 1858). Câu 3 Phương pháp: Phân tích các đáp án để chỉ ra điểm chung giữa hai cuộc kháng chiến. Cách giải:
Chọn B Câu 4 Phương pháp: Dựa vào tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô (SGK Lịch sử 7, trang 28 - 29) và tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê (SGK Lịch sử 7, trang 33) và kết hợp với kiến thức đã được học về tổ chức bộ máy nhà nước ở hai thời kì này để so sánh. Cách giải: - Nhà Ngô: + Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự). + Dưới vua có các quan văn, quan võ. + Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử. - Nhà Tiền Lê: + Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. + Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). + Dưới vua là các chức quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu. + Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. => So sánh: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, có quy củ hơn. Chọn D Chú ý khi giải: Bộ máy nhà nước có sự tập quyền chuyên chế cao độ được thể hiện rõ ràng nhất dưới triều Lê nhất là từ sau cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông. Câu 5 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 19. Cách giải: Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: +In-đô-nê-xi-a: Vương triều Mô-giô-pa-hit (1213 - 1527) +Trên bán đảo Đông Dương: Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia +Vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma) +Vương quốc Su-khô-thay (Thái Lan) +Vương quốc Lạn-Xạng (Lào) Chọn C Câu 6 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 45. Cách giải: Nhà Lý cũng ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp Chọn A Câu 7 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 41, suy luận. Cách giải: Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì: - Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long. - Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua. - Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu. Chọn C Chú ý khi giải: Trong lịch sử dân tộc trước thời Lý ta có hai chiến thắng trên sông Bạch Đằng lừng lẫy: - Chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền lãnh đạo. - Chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Tống (981) do Lê Hoàn lãnh đạo. Tuy nhiên, đó không phải là nhân tố liên quan khiến Lý thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống. Câu 8 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 6. Cách giải: Ph. Ma-gien-lan (1480 – 1521) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522 với phương tiện tàu thủy. Chọn A Câu 9 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 12. Cách giải: Các vua Đường rất coi trọng việc dùng người giỏi, tài đức kiêm toàn => Thi hành chính sách giáo dục tiến bộ: Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài. Chọn C Câu 10 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 26-27, suy luận. Cách giải: - Sau khi Ngô Quyền mất, con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Xí lên ngôi. Nhưng cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm đoạt ngôi, Ngô Xương Ngập bỏ trốn. - Năm 950, được sự ủng hộ của nhân dân Ngô Xương Văn nổi dậy giành lại ngôi rồi kêu Ngô Xương Ngập về. Năm 965, Ngô Xương Văn mất, trở nên loạn 12 sứ quân. - Lúc đó, các quan lại triều đình liên tục đánh chiếm, xâm phạm nhau, tranh giành quyền lự. = > Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ từ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... Chọn A Câu 11 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 5, suy luận, loại trừ Cách giải: Nội dung tiến bộ của phong trào Văn hóa phục hưng: - Lên án nghiêm khắc Giáo hội và đả phá trật tự xã hội phong kiến. - Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. - Chú trọng các nội dung về khoa học kĩ thuật, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. => Đề cao khoa học tự nhiên là một trong những điểm tiến bộ của phong trào văn hóa Phục hưng. Chọn C Chú ý khi giải: Đáp án A và D đều là những nội dung phong trào Văn hóa phục hưng lên án và phê phán. Câu 12 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 68, 69, loại trừ. Cách giải: Nhà Trần đã thực hiện nhiều cơ sở khuyến khích sản xuất nhằm khôi phục và phát triển kinh tế: - Vẫn đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, củng cổ đê điều: đặt cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ, phủ, đắp đê giữ nước gọi là đê Đinh Nhì (đắp từ đầu nguồn cho tới bờ biển) nhà nước bỏ ra không ít tiền cho công việc này. - Các vương hầu, quý tộc vẫn tiếp tục chiêu lập dân nghèo khai hoang, lập điền trang (ruộng đất tư). - Ruộng đất công làng xã chia cho nông dân cày cấy và thu thuế. Chọn C Chú ý khi giải: Công cuộc Nam tiến được bắt đầu dưới thời Lê và xúc tiến mạnh mẽ dưới thời kí Nam – Bắc triều và thời Nguyễn, mở rộng lãnh thổ Việt Nam có hình hài như ngày nay. Câu 13 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 46. Cách giải: Năm 1149, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông (Quảng Ninh) xin cứ trú buôn bán, nhà Lý bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương. => Cảng Vân Đồn được lập ra để làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Chọn A Câu 14 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 61. Cách giải: Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2, khi quân ta phản công, đánh bại quân địch ở nhiều nơi, Thoát Hoan – tổng chỉ huy quân Nguyên đã rất vất vả mới chạy thoát được về nước (tướng giặc là Lý Hằng hoảng sợ phải giấu Thoát Hoan vào ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy). Chọn B Câu 15 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 31, suy luận. Cách giải: Sau khi quân Tống bại trận trước cuộc kháng chiến của quân dân nhà Tiền Lê, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường. Việc này thể hiện thiện chí muốn quan hệ ngoại giao hoàn bình với Trung Quốc, nước ta thắng nhưng không kiêu ngạo. Chọn B Chú ý khi giải: Mặc dù, sau các cuộc kháng chiến Trung Quốc xâm lược, nước Việt luôn thể hiện thiện chí hòa bình nhưng kẻ xâm lược luôn mang dã tâm thôn tính nước ta. Câu 16 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 74. Cách giải: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Chọn B Câu 17 Phương pháp: Dựa vào kiến thức về kháng chiến chống Tống thời Lý và kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần để trả lời. Cách giải: Dưới thời Lý - Trần, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm sau: - Quân Tống: kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077). - Quân Mông – Nguyên: kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII) Chọn D Câu 18 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 51. Cách giải: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ trung ương tập quyền. Chọn A Câu 19 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 4. Cách giải: Người Giéc-man phân chia ruộng đất chiếm được từ chủ nô Rô-ma cũ và phong tước vị chủ yếu cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc A=> Hình thành tầng lớp lãnh chúa phong kiến. Chọn C Câu 20 Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 45, suy luận. Cách giải: - Hàng tơ lụa của Đại Việt thời Lý đã có sự phát triển vượt bậc. Trong nước đã sản xuất được loại gấm vóc tốt, có nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay làm ra loại gấm vóc không thua kém gì so với gấm vóc của nhà Tống. - Việc các vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống, thể hiện: + Ý nghĩa to lớn về tinh thần yêu nước, tự lực của dân tộc không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài. + Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, nhất là các nghề thủ công như: ươm tơ, dệt lụa,... => Một trong những nguyên nhân nhà Lý thực hiện chính sách không dùng gấm vóc của nhà Tống là do không muốn lệ thuộc vào nước ngoài. Chọn D xemloigiai.com
|