Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1.Những nước nào đi tiên phong trong phong trào phát kiến địa lí?

A. Mĩ, Anh. 

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Ý, Bồ Đào Nha. 

D. Anh, Pháp.

Câu 2. Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Khu đất đai nhỏ của mỗi nông nô.

B. Vùng đất rộng lớn do lãnh chúa cai quản.

C. Vùng đất của người Giec-man.

D. Vùng đất do các chủ nô Rô-ma cai quản.

Câu 3.Trong phong trào Cải cách tôn giáo, giai cấp tư sản chống lại thế lực nào?

A. Giáo hội.

B. Tu sĩ.

C. Quý tộc.

D. Thương nhân.

Câu 4.Sự suy thoái của xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh không phản ánh qua biểu hiện nào sau đây?

A. Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.

B. Sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

C. Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.

D. Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu.

u 5. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây:

Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta …………. Đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.

A. Quân đội của Đinh Bộ Lĩnh. 

B. Quân đội nhà Lý.

C. Quân đội cùa Lê Hoàn

D. Quân đội nhà Ngô.

Câu 6. Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất Vương quốc Ma – ga – đa?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 7. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

Câu 8. Ý nào dưới đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang?

A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược.

B. Mở rộng lãnh thổ đánh chiếm các nước lân cận.

C. Liên kết với các nước trong khu vực tấn công Thái Lan.

D. Thần phục các nước láng giềng và tạo điều kiện cho Pháp trên đất Lào.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia từ thế kỉ IX – XV?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp, …).

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.

Câu 10. Ở cấp địa phương dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là

A. Thứ sử

B. Quan lại.

C. Quan châu.

D. Tiết độ sứ.

Câu 11. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “loạn 12 sứ quân” ở cuối thời Ngô là

A. Sự phân chia quyền lực của anh em Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đã gây ra làn sóng phản đối của các thổ hào địa phương

B. Ngô Xương Văn chết, triều đình hỗn loạn, các cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương nổ ra

C. Ngô Xương Văn chết, Dương Tam Kha lên ngôi vua gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của các thổ hào địa phương

D. Ngô Xương Ngập giành ngôi vua với Ngô Xương Văn gây ra các cuộc nổi dậy của các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương

Câu 12. Bộ kinh nào dưới đây được coi là “bộ kinh khổng lồ” được viết bằng chữ Phạn?

A. Kinh Vê-đa.

B. Kinh Hin-đu.

C. Kinh Bà La Môn.

D. Kinh Ấn Độ.

Câu 13. Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến vào khoảng thời gian nào?

A. Trước CN đến đầu CN.

B. những thế kỉ đầu CN.

C. thế kỉ X đến XV. 

D. Thế kỉ XVII đến XIX.

Câu 14. Để nhằm động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt đã cho người đọc bài thơ thần nào ?

A. Bạch Đằng giang phú

B. Bình Ngô đại cáo

C. Nam quốc sơn hà

D. Bên kia sông Đuống

Câu 15.Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo:

A. Đánh du kích. B. Phòng thủ

C. Đánh lâu dài. D. “Tiến công trước để tự vệ”

Câu 16. Bản chất của chế độ nô lệ kiểu phương Đông, trong đó có Việt Nam thời Lý là

A. Không tồn tại chế độ nô lệ.

B. Chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình.

C. Chế độ nô lệ gia trưởng.

D. Chế độ nô lệ điển hình.

 TỰ LUẬN

Câu 17.Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

Câu 18.Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?

Lời giải chi tiết

TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. A

4. B

5. B

6. B

7. A

8. A

9. C

10. A

11. B

12. A

13. A

14. C

15. D

16. C

 

Câu 1

Phương pháp: sgk trang 6, loại trừ

Cách giải:

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lí. Năm 1415 một trưởng hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.

Chọn: B

Câu 2

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Những vùng đất đai rộng đất mà quý tộc chiếm được biến thành những khu đất riêng do lãnh chúa cai quản. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có lãnh địa riêng.

Chọn: B

Câu 3

Phương pháp: sgk trang 6

Cách giải:

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

=> Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội.

Chọn: A

Câu 4

Phương pháp: sgk trang 13, loại trừ.

Cách giải:

Cuối thời Minh – Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái được thể hiện trên những biểu hiện sau đây:

- Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.

- Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.

- Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.

=> Loại trừ biểu hiện sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

Chọn: B

Câu 5

Phương pháp: sgk trang 41.

Cách giải:

Tháng 1/1077, khoảng 30 vạn quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta. Quân đội nhà Lý đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.

Chọn: B

Câu 6

Phương pháp: sgk trang 15

Cách giải:

Những thành thị tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nước rộng lớn – nước Magađa ở vùng hạ lưu sông Hằng

=> Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN đã có 1 vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất đó

Chọn: B

Câu 7

Phương pháp: sgk trang 17, suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại vì các lí do sau đây:

- Ấn Độ được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

- Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ; trong đó, một số thành tựu còn sử dụng đến ngày nay.

- Ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển và văn hóa các nước Đông Nam Á.

=> Loại trừ đáp án những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

Chọn: A

Câu 8

Phương pháp: sgk trang 21, suy luận.

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang là:

- Các vua Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Campuchia, Đại Việt.

- Cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

=> Chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang là: Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược.

 Chọn: A

Câu 9

Phương pháp: Sgk trang 20, lý giải, loại trừ.

Cách giải:

Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng-co huy hoàng):

- Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai

- Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…

=> Loại trừ đáp án C: chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

Chọn: C

Chú ý khi giải:

- Năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ăng-co, lúc ấy mới chuyên kinh đô về Phnôm Pênh (phía nam Biển Hồ).

Câu 10

Phương pháp: sgk trang 25

Cách giải:

Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ), …

=> Như vậy, dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là Thứ sử.

Chọn: A

Câu 11

Phương pháp: sgk trang 27, phân tích

Cách giải:

Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”

Chọn:B

Câu 12

Phương pháp: sgk trang 17

Cách giải:

- Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn, được xem là “bộ kinh khổng lồ” có giá trị vê tôn giáo và văn hóa của đất nước Ấn Độ, đây là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu – một tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay

 Chọn: A

Câu 13

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước công nguyên (Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

Chọn: A

Câu 14

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Tương truyền để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền bên bờ sông ngân vang bài thơ bất hủ

=> Bài thơ thần có tên là “ Nam quốc sơn hà”

Chọn: C

Câu 15

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “tiến công trước để tự vệ”. Ông thường nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Chọn: D

Chú ý khi giải:

Trong lich sử gọi kế sách của Lý Thường Kiệt là “tiên phát chế nhân”.

Câu 16

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Kiểu nhà nước ở Phương Đông thời cổ đại nhiều nhà khoa học đặt tên là kiểu nhà nước Châu Á (hay Phương thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng riêng. Khác với Phương Tây, chế độ nô lệ Phương Đông là chế độ nô lệ không điển hình, mang nặng tính chất gia trưởng, căn cứ vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là nô lệ thời kì này không phải là lực lượng đông đảo và lao động chính trong xã hội, chủ yếu chỉ phục dịch trong gia đình các quí tộc. Nô lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh chiến tranh, hoặc những người nông dân, thợ thủ công bị phá sản 

Chọn: C

Câu 17

Phương pháp: sgk trang 30 – 31

Cách giải:

Diễn biến:

- Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo đường thủy, bộ tiến đánh nước ta

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến, ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch

- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt hơn khiến chúng không thể kết hợp được với quân thủy nên tổn thất nặng nề buộc phải rút lui về nước

- Tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống

- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường

Câu 18

Phương pháp: sgk trang 44, 45, suy luận.

Cách giải:

Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả Nhà nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sàn xuất:

- Hằng năm vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.

- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.

- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

 xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close