Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 8 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây:

Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số những người thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lý vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.

(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tươnglai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống”?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ” không? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

Lời giải chi tiết

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

- Bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện, một phần của cuộc sống. Con người ngoài nghề nghiệp còn quan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành công trong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với mỗi con người.

Câu 3:

- Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui, nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như bản thân mong muốn. Vì vậy, mỗi người hãy chủ động trước biến động của cuộc đời.

- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều thử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vì thế, đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tích cực. Thành công và hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ, hành động tích cực.

- Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhưng phải chặt chẽ, thuyết phục, không trái với đạo đức và pháp luật.

Câu 4: Tham khảo một số thông điệp sau:

- Hãy biết vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp

- Biết cách chịu đựng, chấp nhận sự thất bại.

PHẦN II: LÀM VĂN

Cảm nhận về nhân vật Mị qua hai đoạn trích:

Đoạn thứ nhất:

- Vị trí: Thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị cam chịu trở về nhà thống lý Pá Tra và chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó.

- Nội dung:

+ Hoàn cảnh sống tăm tối, bế tắc, tù túng.

+ Tê liệt về cảm xúc, mất dần ý thức về cuộc sống

→ Tố cáo tội ác của bọn địa chủ phong kiến miền núi.

Đoạn thứ hai:

- Vị trí: Thuộc nửa đầu đoạn trích trong sách giáo khoa

- Hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật ở đoạn văn thứ hai:

+ Thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, tươi đẹp

+ Cuộc sống sinh hoạt vui tươi

+ Tiếng sáo gọi bạn tình

→ Tất cả đã khiến Mị - con người sống tê liệt về ý thức, tinh thần trở lại với những khát vọng sống mãnh liệt.

- A Sử dập tắt sức sống vừa mới trỗi dậy trong lòng Mị, hắn trói Mị trong buồng tối

- Tâm trạng của Mị:

+ Cảm giác nuối tiếc quá khứ và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc từ đó dẫn đến hành động Mị vùng bước đi khi bị trói.

+ Chính hành động vùng bước đi “nhưng tay chân đau không cựa được” – đưa Mị trở về với thực tại, với hiện thực phũ phàng “chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách… và Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

* Đánh giá về nhân vật qua hai đoạn trích:

- Hai đoạn văn đã khắc họa nhân vật Mị ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Từ đoạn thứ nhất đến đoạn thứ hai là những vận động thay đổi âm thầm những mãnh liệt trong Mị. (Từ trạng thái tê liệt cảm xúc đến cảm giác tiếc nuối quá khứ; từ trạng thái tê liệt về ý thức đến những khát khao về hạnh phúc; từ mất ý niệm về thời gian nay nhận thức rõ sự đối lập gay gắt giữa quá khứ, thực tại, nhất là cảm nhận về thực tại đau thương.

- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp, điểm nhìn trần thuật chuyển dần vào nhân vật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng.

 xemloigiai.com

Tải về

close