Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 5

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát

     

  • B

    Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang

     

  • C

    Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân   

     

  • D

    Phong trào có sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX do các sĩ phu yêu nước và nông dân lãnh đạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Phong trào diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát và đều bị thực dân Pháp đàn áp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Phi thất bại là

  • A

    Phong trào diễn ra lẻ tẻ

     

  • B

    Trình độ tổ chức thấp và chênh lệch về lực lượng

     

  • C

    Các nước Châu phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

     

  • D

    Các nước phương Tây liên kết với nhau đàn áp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Mặc dù diễn ra sôi nổi, nhưng do trình độ tổ chức thấp, sự chênh lệch về lực lượng khá rõ ràng nên các phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây đàn áp. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A

    Đức tấn công Ba Lan

     

  • B

    Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

     

  • C

    Anh tuyên chiến với Đức

     

  • D

    Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

  • A

    Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc

     

  • B

    Khởi nghĩa Hoàng Sào

     

  • C

    Khởi nghĩa Hoàng Cân

     

  • D

    Khởi nghĩa Lục Lâm, Xích Mi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (1851-1864)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

  • A

    Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á

     

  • B

    Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng

     

  • C

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp

     

  • D

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Vị trí vùng đệm của Anh và Pháp: Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp kí kết hiệp ước về phân chia ảnh hưởng ở Xiêm.

=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đâu không phải là lý do trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường?

  • A

    Phe Liên minh được thành lập sớm, có sự chuẩn bị kĩ càng

     

  • B

    Phe Liên minh là phe phát động của cuộc chiến tranh

     

  • C

    Ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức trong phe Liên minh so với Anh, Pháp

     

  • D

    Nội bộ phe Hiệp ước không có sự thống nhất

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hình thành các khối quân sự ở châu Âu để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) phe Liên minh nắm được thế chủ động trên chiến trường do phe Liên minh được thành lập sớm (1882) (phe Hiệp ước được thành lập năm 1907), nhờ vào những ưu thế về kinh tế- quân sự của Đức nên có sự chuẩn bị kĩ càng hơn. Hơn nữa, phe Liên minh cũng là người chủ động phát động cuộc chiến nên đã giành quyền chủ động trên chiến trường trong giai đoạn đầu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

  • A

    Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

  • B

    Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm.

  • C

    Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

  • D

    Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào phần tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

  • A

    Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ

     

  • B

    Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

     

  • C

    Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

     

  • D

    Chủ nghĩa đế quốc

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng khái niệm chủ nghĩa thực dân kiểu mới để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

  • A

    Đông đảo nhân dân

     

  • B

    Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời

     

  • C

    Giai cấp địa chủ phong kiến

     

  • D

    Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu ViLương Khải Siêu lãnh đạo với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự. Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng tiên tiến mà không dựa vào nhân dân. Đây chính là hạn chế và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc vận động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866 - 1867?

  • A

    Trương Định, Trương Quyền

  • B

    Trương Định, Võ Duy Dương

  • C

    Trương Quyền, Võ Duy Dương

  • D

    Trương Định, Nguyễn Hữu Huân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia để trả lời

Lời giải chi tiết:

Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

  • A

    Philippin

  • B

    Ma-lai-xi-a

  • C

    Xiêm

  • D

    In-đô-nê-xi-a

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Vì sao sự ra đời của Đảng Quốc đại cuối năm 1885 lại đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?

  • A

    Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

     

  • B

    Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu

     

  • C

    Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh

     

  • D

    Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trước khi Đảng Quốc đại ra đời, các phong trào đấu tranh chống lại nền thống trị của thực dân Anh chỉ mang tính chất tự phát. Đến cuối năm 1885, sự ra đời của Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Các tác phẩm của tác gia nào được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

  • A

    Sê-khốp

     

  • B

    Pu-skin

     

  • C

    Lép Tôn-xtôi

     

  • D

    Trai-cốp-xki

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, ông đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá tác phẩm của Tôn-xtôi như “Tấm gương phản chiến cách mạng Nga

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Các nước phương Tây đã lợi dụng cơ hội nào để đua tranh xâm lược Ấn Độ?

  • A

    Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

     

  • B

    Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Án Độ làm cho nước này suy yếu.

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

     

  • D

    Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sau các cuộc phát kiến địa lý, hoạt động buôn bán giữa các nước tư bản phương Tây với Ấn Độ được đẩy mạnh. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến, các nước tư bản phương Tây chủ yếu là Anh và Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Tác gia văn học duy nhất của phương Đông thời Cận đại đã đoạn giải Nôbel là ai?

  • A

    Tago

     

  • B

    Lỗ Tấn

     

  • C

    Murakami

     

  • D

    Nguyễn Du

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ở phương Đông để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết:

Tác gia văn học duy nhất của phương Đông thời Cận đại đạt giải Nôben năm 1913 là Tago với tập “Thơ Dâng”. Ông là một nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

  • A

    Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.

  • B

    Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.

  • C

    Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.

  • D

    Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan (7-1905): miền Đông của các tín đồ theo đạo Hội và miền Tây của những người theo đạo Hindu. Điều này đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong những năm 1905-1908

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

  • A

    Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

     

  • B

    Tiến hành những cải cách tiến bộ.

     

  • C

    Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

     

  • D

    Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mĩ Latinh là

  • A

    Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc

     

  • B

    Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ

     

  • C

    Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

     

  • D

    Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chủ nghĩa thực dân thiết lập ở đây chế độ thống trị rất phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Mĩ Latinh với thực dân phương Tây phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải phóng ở đây diễn ra quyết liệt

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau sự kiện nào?

  • A

    Kênh đào Xuyê hoàn thành

     

  • B

    Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ

     

  • C

    Kênh đào Panama hoàn hành

     

  • D

    Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Kênh đào Xuyê xuyên qua eo biển Ai Cập, nối liền Địa Trung Hải với một nhánh của Biển Đỏ. Với chiều dài 195 km, nó tạo ra lối tắt để những con tàu từ châu Mỹ, châu Âu đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương mà không phải đi vòng qua phía nam châu Phi. Từ đó giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển đáng kể. Vì vậy, sau khi kênh đào Xuy-ê được hoàn thành, các nước tư bản phương Tây đưa nhau xâu xé châu Phi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là

  • A

    Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

     

  • C

    Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

     

  • D

    Mâu thuẫn giữa các chủ tư bản với nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết:

Hai giai cấp cơ bản trong lòng xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai giai cấp này luôn luôn có sự đối kháng với nhau. Vì vậy mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?

  • A

    Mê-li-ê

     

  • B

    Rút-xô

     

  • C

    Vôn-te

     

  • D

    Đi-đơ-rô

     

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đi-đơ-rô là nhà triết học duy vật Pháp, người sáng lập ra Bách khoa toàn thư, ông là người đại diện chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỉ XVII. Ông bị giáo hội bắt giam vì tội truyền bá tư tưởng vô thần và duy vật. Sau khi ra tù, ông sáng lập và chủ biên bộ sách Bách khoa toàn thư với 35 tập lần lượt ra đời từ 1751-1780. Đi-đơ-rô chú trọng phê phán tôn giáo không tương thích với thế giới khoa học, ông phủ nhận đạo đức tôn giáo, chứng minh tính không nhất quán trong Ba ngôi một thể và sự mơ hồ của Đức Tin vào mầu nhiệm và phép lạ. Ông cho rằng không có bằng chứng nào về sự có mặt của Chúa Giê-su. Phê phán thái độ của các giáo hội, ông kêu gọi xóa bỏ sự khống chế của việc truyền bá giáo lí và các giáo điều cổ hủ. Tuy nhiên, tư tưởng của ông lại chịu hạn chế của thời đại, ông coi tôn giáo tác phẩm của sự sợ hãi, ngu dốt; ông cho rằng giáo dục, nâng cao dân trí là mọi người sẽ đi đến chỗ xóa bỏ mọi ngu si, dốt nát; cần thiết phải đưa tôn giáo ra khỏi công việc của nhà nước.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) có tác động như thế nào đối với Nhật Bản?

  • A

    Sau Chiến tranh Nga - Nhật, Mĩ tìm cách liên minh với Nhật Bản.

  • B

    Chiến tranh Nga - Nhật đã làm giảm sút vị thế của Nhật Bản ở Viễn Đông.

  • C

    Chiến tranh Nga - Nhật là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945).

  • D

    Chiến tranh Nga - Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ tình hình Nhật Bản thời kì chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Lời giải chi tiết:

Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) đã đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận, phía Nam đảo Xa-kha-lin và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp. Người châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm được. Chiến tranh Nga - Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?

  • A

    Nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

  • B

    Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á

  • C

    Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ, thị trường rộng lớn của Đông Nam Á

  • D

    Sự suy yếu của các nước Đông Nam Á

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của các nước tư bản từ giữa thế kỉ XIX để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX?

  • A

    Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược

     

  • B

    Anh đang bận xâm lược Ấn Độ nên chưa có điều kiện can thiệp vào Xiêm

     

  • C

    Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm

     

  • D

    Vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử ở Xiêm và Trung Quốc cuối thế kỉ XIX để so sánh, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Khi tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIX, tình hình Xiêm có nhiều điểm thuận lợi hơn so với Trung Quốc như Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược nên có thể tập trung vào công việc canh tân đất nước; vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước; quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm. Điều này lý giải tại sao cuộc cải cách ở Xiêm lại thành công, còn cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc lại thất bại.

Lưu ý thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ từ năm 1849. Nguyên nhân chủ yếu để Anh chưa can thiệp vào Xiêm là do sự thỏa hiệp với Pháp để biến Xiêm thành vùng đệm giữa đế quốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là

  • A

    Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa

  • B

    Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản

     

  • C

    Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp

     

  • D

    Thái tử Xéc-bi bị ám sát

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp) mặc dù nền kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ, Nhật Bản) lại có nền kinh tế nhanh phát triển, nhưng có ít thuộc địa. Đây chính là nguồn gốc, nguyên nhân sâu sa khiến cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt và dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?

  • A

    Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản

     

  • B

    Do sự áp của chế độ phong kiến ở châu Âu với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề

     

  • C

    Do sự suy yếu của giáo hội phong kiến châu Âu

     

  • D

    Do sự phục hưng của văn minh Hi- La

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Âu buổi đầu thời cận đại để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết:

Cuộc cách mạng Hà Lan cuối thế kỉ XVI đã mở ra một thời kì lịch sử mới- thời cận đại. Trong buổi đầu thời cận đại, bão táp cách mạng tư sản phát triển mạnh ở châu Âu không chỉ trên lĩnh vực kinh tế- chính trị, mà còn trên cả lĩnh vực văn hóa để đấu tranh chống chế độ phong kiến và hình thành con người tư sản. Do đó thời kì này, châu Âu đã đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?

  • A

    Sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc

     

  • B

    Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

     

  • C

    Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản

     

  • D

    Sự phát triển của bộ phận sĩ phu tư sản hóa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Á đầu thế kỉ XX để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết:

 Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn đến sự chuyển biến cơ cấu kinh tế ở các nước thuộc địa. Đây chính là tiền đề về kinh tế dẫn tới sự chuyển biến của xã hội, sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản => Sự “thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

  • A

    Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga

     

  • B

    Mĩ chính thức tham chiến

     

  • C

    Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện

     

  • D

    Nước Pháp tham chiến

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất và liên hệ tình hình Việt Nam giai đoạn này để trả lời

Lời giải chi tiết:

Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”?

  • A

    Cách mạng tư sản Hà Lan

     

  • B

    Cách mạng tư sản Pháp

     

  • C

    Cách mạng tư sản Anh

     

  • D

    Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cách mạng tư sản Pháp là cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại, nó giống như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu” vì đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ. Đặc biệt, với việc ban hành hiến pháp 1793 - Hiến pháp dân chủ nhất thời cận đạị, các quyền công dân với mọi người được thừa nhận…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Xvadesi – Xvaratj” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào ở Ấn Độ trong những năm 1905-1908

  • A

    Đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Bengan (1905)

     

  • B

    Đấu tranh buộc Anh phải thả Ti-lắc (1908)

     

  • C

    Cuộc bãi công của công nhân ở Bombay (1908)

     

  • D

    Cuộc bãi công của công nhân ở Can- cút- ta (1908)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ hiểu biết lịch sử của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Xvadesi – Xvaratj” là khẩu hiểu đấu tranh của phong trào chống lại đạo luật chia cắt xứ Bengan thành 2 vùng trên cơ sở tôn giáo ngày 16-10-1905. “Xvadesi” nghĩa là đất của mình. “Xvaratj” nghĩa là nền tự trị của mình. Hai khẩu hiệu này đã cho thấy sự thức tỉnh ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh

Đáp án - Lời giải
close