Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 3

Câu 1 :

Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

  • A

    Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập

  • B

    Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi

  • C

    Cuộc đấu tranh của Angiêri

  • D

    “Năm châu Phi”

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Sự kiện mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952), lật đổ vương triều Pharúc- chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).

Câu 2 :

Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?

  • A

    Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

     

  • B

    Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.

     

  • C

    Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.

     

  • D

    Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955), lần sáu (1956-1960) và kế hoạch 7 năm (1959-1965)

Câu 3 :

Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

 

  • A

    Xingapo

     

  • B

    Malaysia

     

  • C

    Thái Lan

     

  • D

    Inđônêxia

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trừ Thái Lan, còn lại các nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ.

Câu 4 :

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A

    Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%

     

  • B

    Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới

     

  • C

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • D

    Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

Câu 5 :

Đâu không phải là điều kiện khách quan tác động đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

  • A

    Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít

  • B

    Sự suy yếu của thực dân Anh, Pháp

  • C

    Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Trung Quốc

     

  • D

    Sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án B, C: là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: sự phát triển về ý thức dân tộc của các quốc gia ở châu Phi không phải là điều kiện khách quan thuận lợi, mà là điều kiện chủ quan để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và giành thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Câu 6 :

Đâu không phải là phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?

  • A

    Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

     

  • B

    Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

     

  • C

    Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật

     

  • D

    Lấy phát triển công nghiệp quốc phòng làm trọng tâm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn Liên Xô thực hiện trong những năm 50-70 của thế kỉ XX là:

- Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế quốc dân.

- Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước

Câu 7 :

Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?

 

  • A

    Liên minh châu Phi

     

  • B

    Cộng đồng kinh tế châu Phi

     

  • C

    Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi

     

  • D

    Hiệp hội các nước châu Phi

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Trong những năm gần đây, các nước châu Phi đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế thông qua vai trò chủ yếu của Liên minh châu Phi (AU)

Câu 8 :

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

 

  • A

    Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ

     

  • B

    Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau

     

  • C

    Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH

     

  • D

    Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả, ý nghĩa của cách mạng Cuba (1959) để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ngày 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở khu vực Mĩ Latinh lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ, thiết lập chính phủ dân chủ. Từ đó có tác dụng cổ vũ, tạo điều kiện để phong trào đấu tranh- đặc biệt là đấu tranh vũ trang phát triển, đưa Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

Câu 9 :

Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên

 

  • A

    Chủ nghĩa tư bản

     

  • B

    Chủ nghĩa xã hội

     

  • C

    Quân chủ lập hiến

     

  • D

    Cộng hòa Tổng thống

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 10 :

Vai trò chính của tổ chức hiệp ước Vacsava là gì?

  • A

    Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, gìn giữ hòa bình an ninh châu Âu và thế giới

     

  • B

    Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự với hệ thống tư bản chủ nghĩa

     

  • C

    Thúc đẩy sự phát triển chính trị- quân sự của Liên Xô và Đông Âu

     

  • D

    Thắt chặt mối quan hệ giữa Liên Xô với Đông Âu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Tổ chức Vacsava ra đời nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình an ninh của châu Âu và thế giới. Đây chính là vai trò chính của tổ chức này.

Câu 11 :

Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

 

  • A

    N. Manđêla

     

  • B

    Phiđen Cátxtơrô

     

  • C

    G. Nêru

     

  • D

    M. Ganđi

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và những người đồng chí của mình, nhân dân Cuba đã nổi dậy đấu tranh lật đổ nền độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959)

Câu 12 :

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

 

  • A

    Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản

     

  • B

    Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh

     

  • C

    Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh

     

  • D

    Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

Câu 13 :

Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

 

  • A

    Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh

     

  • B

    Sự khác biệt về trình độ phát triển

     

  • C

    Sự khác biệt về hệ tư tưởng

     

  • D

    Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa về đường lối đối ngoại:

- Việt Nam, Lào, Campuchia kháng chiến chống Mĩ xâm lược

- Thái Lan, Philippin tham gia vào khối SEATO, giúp Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam

- Indonexia, Miến Điện thị hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc

Câu 14 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?

  • A

    Việt Nam

  • B

    Lào

  • C

    In-đô-nê-xi-a

  • D

    Ma-lai-xi-a

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền. Quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Inđônêxia (8-1945), sau đó là Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).

Câu 15 :

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định: “Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do sự sắp đặt của Liên Xô

  • A

    Đúng, vì chính Liên Xô là người đã trực tiếp giải phóng các nước Đông Âu

     

  • B

    Sai, vì nhân dân Đông Âu đã lật đổ nền thống trị của phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ trước khi hồng quân tiến vào

     

  • C

    Sai, vì cuộc đấu tranh giải phóng do nhân dân Đông Âu phối hợp với Liên Xô tiến hành, các chính phủ ra đời do nguyện vọng của nhân dân của nước đó

     

  • D

    Đúng, vì theo quy định của hội nghị Ianta Đông Âu là vùng ảnh hưởng của Liên Xô

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Phân tích hoàn cảnh ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Trong thời kì chiến tranh, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng, nô dịch tàn bạo. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946

=> Nhận định trên là sai vì sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu xuất phát từ những nỗ lực của bản thân nhân dân các nước này, còn Liên Xô chỉ là lực lượng hỗ trợ giúp cuộc đấu tranh nhanh chóng thắng lợi

Câu 16 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì?

 

  • A

    Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

     

  • B

    Nhu cầu hợp tác cùng phát triển

     

  • C

    Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực

     

  • D

    Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

- Đáp án B: sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng kinh tế trong bối cảnh đầy khó khăn, các nước Đông Nam Á muốn hợp tác, liên kết với nhau để cùng phát triển. Đây là yếu tố quyết định dẫn tới sự ra đời của ASEAN.

- Các yếu tố ở đáp án A, C, D là nhân tố khách quan tác động, không đóng vai trò chủ chốt.

Câu 17 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?

 

  • A

    Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản

     

  • B

    Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)

     

  • C

    Là sự phân biệt con người dựa quốc gia

     

  • D

    Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen

Câu 18 :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

 

  • A

     

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai

     

  • B

    Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ

     

  • C

    Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân

     

  • D

    Chống lại bọn đế quốc, thực dân

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh, Châu Á và châu Phi để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác nhau về nhiệm vụ của phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi với đầu thế kỉ XX là:

- Khu vực Mĩ Latinh: đấu tranh chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ. Qua đó bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.

- Châu Á, châu Phi: đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc

Câu 19 :

Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?

 

  • A

    Braxin, Áchentina, Mêhicô

     

  • B

    Braxin, Mêhicô, Chilê

     

  • C

    Braxin, Áchentina, Côlômbia

     

  • D

    Mêhicô, Áchentina, Cuba

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tiễn để trả lời

Lời giải chi tiết :

Một số nước đã gia nhập nhóm các nước công nghiệp mới (NICs) là Braxin, Áchentina, Mêhicô.

Câu 20 :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?

 

  • A

    2014

     

  • B

    2015

     

  • C

    2016

     

  • D

    2017

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31-12-2015 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng với mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. 

close