Đề kiểm tra 45 phút kì I Ngữ văn 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

Tải về

Đề kiểm tra 45 phút kì I Ngữ văn 12 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Đề bài:

Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà…

 

Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miềm

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Lời giải chi tiết

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, chặng đường thơ gắn liền với chặng đường cách mạng.

- Ông có phong cách thơ trữ tình chính trị, hướng tới cái ta chung và lẽ sống lớn, tình cảm, niềm vui lớn của con người và đời sống cách mạng.

- Tháng 10/1954, Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc.

- Tác phẩm là khúc hùng ca tổng kết phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời là khúc tình ca thắm thiết ân tình thủy chung, gắn bó của quân và dân Việt Bắc.

- Khái quát khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến

2. Phân tích

a. Việt Bắc trong kháng chiến

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

….

Đất trời ta cả chiến khu một lòng

- Đại từ “ta” mang nghĩa “chúng ta” bao hàm cả người dân Việt Bắc và bộ đội, cán bộ kháng chiến, thậm chí bao hàm cả con người – thiên nhiên và trời đất khi “rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”, “khi đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

=> Nét nghĩa này vừa thể hiện sự đoàn kết gắn bó, vừa làm dày thêm tầm vóc sử thi cho hình tượng nghệ thuật trong đoạn thơ.

- Sự trùng điệp của ngôn từ đã tái hiện sinh động sự trùng điệp của địa hình rừng núi – hình ảnh rừng núi “giăng” kín trong các chủ ngữ của đoạn thơ từ “rừng cây núi đá” đến “núi giăng, rừng tre, rừng vây,…” tất cả lại được bao phủ trong “mênh mông bốn mặt sương mù” của trời đất khiến người đọc cảm nhận được sự hiểm trở của địa hình chiến khu Việt Bắc.

- Các vị ngữ “đánh", "giăng", "che", "vây” đem đến sắc thái nhân hóa cho rừng núi, tạo cảm giác như núi rừng cũng góp sức vào cuộc kháng chiến, núi rừng cùng con người tạo nên sức mạnh to lớn, bền vững, ngăn chặn và vây hãm kẻ thù.

- Nỗi nhớ hướng tới những địa danh lịch sử:

Ai về ai có nhớ không?

Nhớ từ Cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà…

+ Những từ “nhớ” liên tiếp điệp lại trong câu thơ cho thấy nỗi nhớ hòa quyện với niềm phấn khích như trào dâng trong dòng hoài niệm về những chiến thắng. Nhịp thơ dồn dập như miêu tả khí thế hào hùng của quân dân ta trong những trận đánh, các chiến dịch và chiến thắng oanh liệt, liên tiếp, vang dội ngày kháng chiến. Hình thức xưa cũ của ca dao đã thể hiện những chiến thắng hào hùng của chiến tranh nhân dân thời hiện đại.

b. Việt Bắc ra trận

- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm ở cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.

+ Khí thế ra trận tưng bừng của quân dân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn, bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vị: "Đêm đêm rầm rập như là đất nung".

+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thẫm đẫm tính tượng trưng: "Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan'.

+ Tuy miêu tả cảnh ban đêm nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha… Sự so sánh "Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.

- Ở bốn câu thơ sau, để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một loạt địa danh thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam quyện hòa, xoắn xuýt với nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu vẫn có những nét riêng, độc đáo.

3. Kết luận

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

xemloigiai.com

Tải về

close