Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Lãnh địa phong kiến là gì? Hãy nêu tả tóm tắt đời sống của lãnh chúa và nông nô trong các lãnh địa phong kiến?

Câu 2. Vì sao trong thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiến? Nêu nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng, rút ra thực chất của phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo.

Câu 3. Tại sao sự ra đời của các thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, đồng thời là một nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 3, 4.

Cách giải:

* Lãnh địa phong kiến là:

Lãnh địa phong kiến là nhừng vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng. Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.

* Đời sống của lãnh chúa:

Trong các lãnh địa, bọn lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhàn rồi, xa hoa và truỵ lạc. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ con em quý tộc chỉ học quân sự như phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao... Họ không quan tâm đến học văn hoá để mở rộng trí tuệ nên số đông trong bọn họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ. Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ... Không những thế, họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.

* Đời sống của nông nô:

- Trong các lãnh địa phong kiến, nông nô là người sản xuất chính nuôi sống lãnh địa. Nhưng đời sống của họ vô cùng khốn khổ. Nông nô vẫn bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến. Họ không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa.

- Lãnh chúa phong kiến đặt ra nhiều thứ thuế đề bóc lột nông nô như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…

- Người nông nô làm quần quật quanh năm mà không đủ ăn. Họ sống trong những túp lều tồi tàn, bẩn thỉu. Họ bị đói kém bệnh tật, bị đòn roi của bọn lãnh chúa phong kiến hàng ngày.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 6, 7, suy luận.

Cách giải:

* Thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý tộc phong kiếnvì:

- Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn với địa vị xã hội của chính giai cấp mình, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến để giành địa vị xã hội cho tương xứng.

* Nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội.

- Đề cao giá trị con người.

- Đề cao khoa học tự nhiên.

- Xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

* Ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng:

Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là "Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại.

* Thực chất của phong trào văn hóa Phục hưng và cuộc cải cách tôn giáo:

- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn.

 - Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xà hội và tư tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người).

 - Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh xã hội, góp phần tấn công vào chế độ phong kiến.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 4, 5, suy luận.

Cách giải:

- Nền kinh tế trong các lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp trong đó thủ công nghiệp gắn với nông nghiệp. Nhưng khi thủ công nghiệp ngày càng phát triển thì một số thợ thủ công có xu hưóng rời khỏi lãnh địa đến những nơi thuận lợi để làm ăn sinh sống, những nơi này trở thành thành thị, họ mang sản phẩm thủ công của mình để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hoá.

- Sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (khác với cư dân ở lãnh địa là lãnh chúa và nông nô). Như vậy nền tảng kinh tế trong các thành thị là thủ công nghiệp và thương nghiệp (khác với lãnh địa là kinh tế nông nghiệp). Kinh tế khép kín trong các lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến, trong khi đó kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển. Vì thế thành thị xuất hiện là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở châu Âu phát triển, từng bước phá vỡ kinh tế lãnh địa (cơ sở của chế độ phong kiến). Vì vậy, sự ra đời của thành thị cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu.

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close