Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2, 3 - Đề số 2 - Đại số 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2, 3 - Đề số 2 - Đại số 10 Đề bài Câu 1. Cho hàm số y=2mx+1−m(1) . a.Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (1) khi m=−1. b.Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số (1) luôn đi qua khi m thay đổi. c.Tìm m để đồ thị hàm số (1) cắt parabol y=x2+2x−2 tại hai điểm phân biệt. Câu 2. a.Giải phương trình (x2+x−2)(x2+x−3)=12 . b.Giải và biện luận phương trình x−mx−1=m2 theo tham số m. Câu 3. Cho phương trình mx2−2(m+1)x+m+2=0 . a. Xác định m để phương trình có một nghiệm bằng 2. Tìm nghiệm còn lại. b. Xác định các giá trị nguyên của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt sao cho tổng các nghiệm là một số nguyên. Lời giải chi tiết Câu 1. a. Khi m=−1 ta có hàm số y=−2x+2 . Tập xác định D=R. Do a=-2 < 0 nên hàm số nghịch biến trên R.
x=0⇒y=2 : Đồ thị cắt trục tung tại điểm (0;2). y=0⇒x=1 : Đồ thị cắt trục hoành tại điểm (1;0). Đồ thị b. Giả sử (x0;y0) là điểm đồ thị luôn luôn đi qua khi m thay đổi. Ta có: y0=2mx0+1−m⇔2mx0−m+1−y0=0⇔(2x0−1)m+(1−y0)=0 Điểm M là điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua ⇔ phương trình trên nghiệm đúng với mọi m ⇔{2x0−1=01−y0=0 ⇔{x0=12y0=1 Vậy đồ thị luôn luôn đi qua điểm (12;1) khi m thay đổi. c. Phương trình hoành độ giao điểm parabol và đường thẳng x2+2x−2=2mx+1−m ⇔x2+2(1−m)x+m−3=0(∗) Đường thẳng cắt Parabol tại hai điểm phân biệt ⇔(∗) có hai nghiệm phân biệt. Ta có: Δ′=(1−m)2−(m−3)=m2−3m+4=(m−32)2+74>0,∀m∈R Suy ra đường thẳng luôn luôn cắt parabol tại hai điểm phân biệt với mọi m. Câu 2. a. Xét phương trình (x2+x−2)(x2+x−3)=12 Đặt t=x2+x−2 .Phương trình trở thành t(t−1)=12⇔t2−t−12=0 ⇔[t=4t=−3 Với: x2+x−2=4⇔x2+x−6=0 ⇔[x=−3x=2 Với: x2+x−2=−3⇔x2+x+1=0 . Phương trình vô nghiệm. Kết luận: Phương trình đã cho có hai nghiệm x=−3,x=2. b. Xét phương trình x−mx−1=m2 (1) Điều kiện xác định: x≠1 . Với điều kiện trên phương trình tương đương x−m=m2(x−1) ⇔x−m=m2x−m2⇔m2x−x=m2−m ⇔(m2−1)x=m2−m (2) Với m2−1≠0⇔m≠±1 : Phương trình (2) có nghiệm duy nhất x=m2−mm2−1=m(m−1)(m−1)(m+1)=mm−1 Nghiệm này thỏa mãn điều kiện x≠1 . Với: m2−1=0⇔m=±1 +) m=1 phương trình (2) trở thành 0x=0. Phương trình nghiệm đúng với mọi x∈R. Suy ra phương trình (1) nghiệm đúng với mọi x≠1 . +) m=−1 phương trình (2) trở thành 0x=2. Phương trình vô nghiệm. Suy ra phương trình (1) vô nghiệm. Kết luận: m≠±1:x=mm−1 m=1:x≠1 m=−1 : Vô nghiệm Câu 3. a. Xét phương trình mx2−2(m+1)x+m+2=0. Phương trình có nghiệm x= 2 khi: 4m−4(m+1)+m+2=0 ⇔4m−4m−4+m+2=0⇔m−2=0 ⇔m=2 . Khi đó phương trình trở thành 2x2−6x+4=0 ⇔[x=2x=1 Vậy phương trình có nghiệm x=2 khi m=2. Nghiệm còn lại là x=1. b. Ta có: Δ′=(m+1)2−m(m+2)=1>0 . Suy ra phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với ∀m≠0 . Khi đó tổng các nghiệm là: S=2(m+1)m=2m+2m=2+2m. S là số nguyên khi và chỉ khi m là ước số của 2. Vậy m=±1,m=±2 . xemloigiai.com
|