Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đề số 3 – Đại số và giải tích 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đề số 3 – Đại số và giải tích 11

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hàm số \(y = \sin 3x.\cos x\) là một hàm số tuần hoàn có chu kì là

A. \(\pi \) B. \(\dfrac{\pi }{4}\)

C. \(\dfrac{\pi }{3}\) D. \(\dfrac{\pi }{2}\)

Câu 2: Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = {\sin ^4}x - 2{\cos ^2}x + 1\)

A. M = 2, m = -2

B. M = 1, m = 0

C. M = 4, m = -1

D. M = 2, m = -1

Câu 3: Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {1 - \cos 2017x} \) là

A. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).

B. \(D = \mathbb{R}\).

C. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{4} + k\pi ;\,\dfrac{\pi }{2} + k\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).

D. \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\).

Câu 4: Tìm chu kì T của hàm số \(y = \cot 3x + \tan x\) là

A. \(\pi \) B. \(3\pi \)

C. \(\dfrac{\pi }{3}\) D. \(4\pi \)

Câu 5: Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| x \right|\sin x.\) Phát biểu nào sau đây là đúng về hàm số đã cho?

A. Hàm số đã cho có tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}.\)

B. Đồ thị hàm số đã cho có tâm đối xứng.

C. Đồ thị hàm số đã cho có trục đối xứng.

D. Hàm số có tập giá trị là \(\left[ { - 1;\,1} \right].\)

Câu 6: Trong các phương trình sau đây,phương trình nào có tập nghiệm là \(x = - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \) và \(x = \dfrac{{4\pi }}{3} + k2\pi ,\,\,\,(k \in \mathbb{Z})\)

A. \(\sin \,x = \dfrac{2}{{\sqrt 2 }}\)

B. \(\sin \,x = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)

C. \(\sin \,x = - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

D. \(\sin \,x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)

Câu 7: Phương trình \(\tan \left( {3x - {{15}^0}} \right) = \sqrt 3 \) có các nghiệm là:

A. \(x = {60^0} + k{180^0}\)

B. \(x = {75^0} + k{180^0}\)

C. \(x = {75^0} + k{60^0}\)

D. \(x = {25^0} + k{60^0}\)

Câu 8: Nghiệm âm lớn nhất của phương trình \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{{{\sin }^2}\,x}} = 3\cot \, + \,\sqrt 3 \) là:

A. \( - \dfrac{\pi }{2}\) B. \( - \dfrac{{5\pi }}{6}\)

C. \( - \dfrac{\pi }{6}\) D. \( - \dfrac{{2\pi }}{3}\)

Câu 9: Phương trình \(sin x + cos x – 1 = 2sin xcos x\) có bao nhiêu nghiệm trên \(\left[ {0;\,2\pi } \right]\) ?

A. 2. B. 3.

C. 4. D. 6.

Câu 10: Phương trình \(\sin (x + {10^0}) = \dfrac{1}{2}\,\,({0^0} < x < {180^0})\) có nghiệm là:

A. \(x = {30^0}\) và \(x = {150^0}\)

B. \(x = {20^0}\) và \(x = {140^0}\)

C. \(x = {40^0}\) và \(x = {160^0}\)

D. \(x = {30^0}\) và\(\,x = {140^0}\)

Câu 11: Phương trình \(\sin (5x + \dfrac{\pi }{2}) = m - 2\) có nghiệm khi:

A. \(m \in \left[ {1;3} \right]\)

B. \(m \in \left[ { - 1;1} \right]\)

C. \(m \in R\)

D. \(m \in (1;3)\)

Câu 12: Phương trình nào sau đây tương đương với phương trình \(\cos x = 0\)?

A. \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = 1\)

B. \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = - 1\)

C. \({\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anx}} = 0\)

D. \(\cot x = 0\)

Câu 13: Phương trình \(m\tan x - \sqrt 3 = 0\) Có nghiệm khi

A. \(m \ne 0\).

B. \(m \in R\)

C. \( - 1 \le \dfrac{{\sqrt 3 }}{m} \le 1\)

D. \( - 1 < \dfrac{{\sqrt 3 }}{m} < 1\)

Câu 14: Phương trình \(\sin x + m\cos x = \sqrt {10} \) có nghiệm khi:

A. \(\left[ \begin{array}{l}m \ge 3\\m \le - 3\end{array} \right.\).

B. \(\left[ \begin{array}{l}m > 3\\m < - 3\end{array} \right.\).

C. \(\left[ \begin{array}{l}m \ge 3\\m < - 3\end{array} \right.\).

D. \( - 3 \le m \le 3\).

Câu 15: Phương trình \({\rm{cos}}2x + \sin x = \sqrt 3 \left( {\cos x - \sin 2x} \right)\) có các nghiệm là:

A. \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{{18}} + k\dfrac{{2\pi }}{3}\\x = \dfrac{{\pi }}{2} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

B. \(\left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \\x = - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

C. \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{{12}} + k\pi \\x = \dfrac{\pi }{4} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

D. \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi \\x = - \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

Câu 16: Phương trình \(\sin 5x.\cos 3x = \sin 7x.\cos 5x\) có tập nghiệm là:

A. \(\left[ \begin{array}{l}x = k\dfrac{\pi }{2}\\x = \dfrac{\pi }{{20}} + k\dfrac{\pi }{{10}}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

B. \(\left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \dfrac{\pi }{{20}} + k\dfrac{\pi }{{10}}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

C. \(\left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{2} + k\dfrac{\pi }{{10}}\\x = \dfrac{\pi }{{20}} + k\dfrac{\pi }{{10}}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

D. \(\left[ \begin{array}{l}x = k\dfrac{\pi }{2}\\x = \dfrac{\pi }{{20}} + k\dfrac{\pi }{5}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).

Câu 17: Các giá trị của \(m \in \left[ {a;b} \right]\) để phương trình \(\cos 2x + {\sin ^2}x + 3\cos x - m = 5\) có nghiệm thì:

A. \(a + b = 2\).

B. \(a + b = 12\).

C. \(a + b = - 8\).

D. \(a + b = 8\).

Câu 18: Chọn mệnh đề đúng:

A. \(\cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

B. \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

C. \(\cos x \ne - 1 \Leftrightarrow x \ne - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

D. \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Câu 19: Nghiệm của phương trình \(\tan 4x.\cot 2x = 1\) là:

A. \(k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

B. \(\dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}\)

C. \(\dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}\)

D. Vô nghiệm

Câu 20: Nghiệm của phương trình \(\cos 3x = \cos x\) là:

A. \(k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

B. \(k2\pi ;\dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

C. \(\dfrac{{k\pi }}{2}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

D. \(k\pi ;\dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21: Giải các phương trình sau

\(a) 3{\sin ^2}2x + 7\cos 2x - 3 = 0\)

\(b) {\sin ^2}2x + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}x = 1\)

Câu 22: Giải phương trình sau:

\(\cos 2x + 3\sin 2x + 5\sin x - 3\cos x = 3\)

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5
A D B A B
6 7 8 9 10
C D A C B
11 12 13 14 15
A D A A A
16 17 18 19 20
A C B D C

Câu 1:

Ta có: \(y = \sin 3x.\cos x = \dfrac{1}{2}\left( {\sin 4x + \sin 2x} \right)\)

Hàm số \(y = \sin 4x\) tuần hoàn với chu kì \({T_1} = \frac{{2\pi }}{4} = \frac{\pi }{2}\)

Hàm số \(y = \sin 2x\) tuần hoàn với chu kì \({T_2} = \frac{{2\pi }}{2} = \pi \)

Vậy hàm số \(y = \frac{1}{2}\left( {\sin 4x + \sin 2x} \right)\) tuần hoàn với chu kì \(T = BCNN\left( {\frac{\pi }{2};\pi } \right) = \pi \)

Chọn đáp án A.

Câu 2:

Ta có: \(y = {\sin ^4}x - 2{\cos ^2}x + 1 \) \(= {\sin ^4}x - 2\left( {1 - {{\sin }^2}x} \right) + 1\)

\( = {\sin ^4}x + 2{\sin ^2}x - 1 \) \(= {\left( {{{\sin }^2}x + 1} \right)^2} - 2\)

\(\begin{array}{l}
0 \le {\sin ^2}x \le 1\\
\Rightarrow 1 \le {\sin ^2}x + 1 \le 2\\
\Rightarrow 1 \le {\left( {{{\sin }^2}x + 1} \right)^2} \le 4\\
\Rightarrow - 1 \le {\left( {{{\sin }^2}x + 1} \right)^2} - 2 \le 2
\end{array}\)

\( \Rightarrow - 1 \le y \le 2\)

Chọn đáp án D.

Câu 3:

Điều kiện xác định: \(1 - \cos 2017x \ge 0 \Leftrightarrow \cos 2017x \le 1 \) luôn đúng với mọi \( x \in \mathbb{R}\)

Vậy TXĐ: D=R.

Chọn đáp án B.

Câu 4:

Chu kì của hàm số \(y = \cot 3x + \tan x\) là \(T = \pi \)

Chọn đáp án A.

Câu 5:

Hàm số \(y = \left| x \right|\sin x\) có:

\(\begin{array}{l}y\left( { - x} \right) = \left| { - x} \right|\sin \left( { - x} \right)\\ = - \left| x \right|\sin x = - y\left( x \right)\end{array}\)

Nên là hàm số lẻ.

Do đó đồ thị hàm số nhận gốc \(O\) làm tâm đối xứng.

Chọn đáp án B.

Câu 6:

Ta có: \(\sin x = - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2} \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \\x = \dfrac{{4\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án C.

Câu 7:

Ta có: \(\tan \left( {3x - {{15}^ \circ }} \right) = \sqrt 3\) \( \Leftrightarrow \tan \left( {3x - {{15}^ \circ }} \right) = \tan {60^ \circ }\)

\( \Leftrightarrow 3x - {15^ \circ } = {60^ \circ } + k{180^ \circ }\)

\( \Leftrightarrow x = {25^ \circ } + k{60^ \circ }\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đán án D.

Câu 8:

Điều kiện: \(\sin x \ne 0 \Leftrightarrow x \pm k\pi \,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có: \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{{{\sin }^2}x}} = 3\cot x + \sqrt 3 \)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \sqrt 3 \left( {1 + {{\cot }^2}x} \right) = 3\cot x + \sqrt 3 \\
\Leftrightarrow \sqrt 3 {\cot ^2}x - 3\cot x = 0\\
\Leftrightarrow \cot x\left( {\sqrt 3 \cot x - 3} \right) = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\cot x = 0\\
\cot x = \sqrt 3
\end{array} \right.
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\x = \dfrac{\pi }{6} + k\pi \end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Nghiệm âm lớn nhất là \( - \dfrac{\pi }{2}\)

Chọn đáp án A.

Câu 9:

Ta có: \(\sin x + \cos x - 1 = 2\sin x\cos x\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \sin x + \cos x = 1 + 2\sin x\cos x\\
\Leftrightarrow \sin x + \cos x = {\sin ^2}x + {\cos ^2}x + 2\sin x\cos x\\
\Leftrightarrow \sin x + \cos x = {\left( {\sin x + \cos x} \right)^2}
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left( {\sin x + \cos x} \right)\left( {1 - \sin x - \cos x} \right) = 0\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\sin x + \cos x = 0\\
1 - \sin x - \cos x = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\sin x = - \cos x\\
\sin x + \cos x = 1
\end{array} \right.
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x = - 1\\\sin \left( {x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - \dfrac{\pi }{4} + k\pi \\x = k2\pi \\x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Các nghiệm trên \(\left[ {0;2\pi } \right]\) là \(\left\{ {\dfrac{{3\pi }}{4};0;2\pi ;\dfrac{\pi }{2}} \right\}\)

Chọn đáp án C.

Câu 10:

Ta có: \(\sin (x + {10^0}) = \dfrac{1}{2}\) \( \Leftrightarrow \sin (x + {10^0}) = \sin {30^ \circ }\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + {10^ \circ } = {30^ \circ } + k{360^ \circ }\\x + {10^ \circ } = {150^ \circ } + k{360^ \circ }\end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = {20^ \circ } + k{360^ \circ }\\x = {140^ \circ } + k{360^ \circ }\end{array} \right.\)

\({0^0} < x < {180^0}\) \( \Rightarrow {x_1} = {20^0},{x_2} = {140^0}\)

Chọn đáp án B.

Câu 11:

Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi \( - 1 \le m - 2 \le 1 \Leftrightarrow m \in \left[ {1;3} \right]\)

Chọn đáp án A.

Câu 12:

Ta có: \(\cos x = 0 \Rightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\(\cot x = 0 \Leftrightarrow \dfrac{{\cos x}}{{\sin x}} = 0 \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án D.

Câu 13:

Với m=0 thì \(\sqrt 3 = 0\) (vô nghiệm)

Với \(m\ne 0\) thì \(m\tan x - \sqrt 3 = 0 \) \(\Leftrightarrow \tan x = \dfrac{{\sqrt 3 }}{m}\) (luôn có nghiệm)

Phương trình có nghiệm khi \(m \ne 0\)

Chọn đáp án A.

Câu 14:

Ta có: \(\sin x + m\cos x = \sqrt {10} \)

Phương trình có nghiệm khi: \(1 + {m^2} \ge 10 \Leftrightarrow {m^2} \ge 9\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m \le - 3\\m \ge 3\end{array} \right.\)

Chọn đáp án A.

Câu 15:

Ta có: \({\rm{cos}}2x + \sin x = \sqrt 3 \left( {\cos x - \sin 2x} \right)\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \cos 2x + \sin x = \sqrt 3 \cos x - \sqrt 3 \sin 2x\\
\Leftrightarrow \cos 2x + \sqrt 3 \sin 2x = \sqrt 3 \cos x - \sin x\\
\Leftrightarrow \frac{1}{2}\cos 2x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x - \frac{1}{2}\sin x
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {2x - \dfrac{\pi }{3}} \right) = \cos \left( {x + \dfrac{\pi }{6}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x - \dfrac{\pi }{3} = x + \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\2x - \dfrac{\pi }{3} = - x - \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \end{array} \right. \) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \\x = \dfrac{\pi }{{18}} + k\dfrac{{2\pi }}{3}\end{array} \right.\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 16:

Ta có: \(\sin 5x.\cos 3x = \sin 7x.\cos 5x\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\left( {\sin 8x + \sin 2x} \right) = \dfrac{1}{2}\left( {\sin 12x + \sin 2x} \right)\)

\( \Leftrightarrow \sin 8x = \sin 12x\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}12x = 8x + k2\pi \\12x = \pi - 8x + k2\pi \end{array} \right. \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
4x = k2\pi \\
20x = \pi + k2\pi
\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{k\pi }}{2}\\x = \dfrac{\pi }{{20}} + \dfrac{{k\pi }}{{10}}\end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án A.

Câu 17:

Ta có: \(\cos 2x + {\sin ^2}x + 3\cos x - m = 5\)

\( \Leftrightarrow 2{\cos ^2}x - 1 + 1 - {\cos ^2}x + 3\cos x - m = 5\)

\( \Leftrightarrow {\cos ^2}x + 3\cos x - m - 5 = 0\)

Đặt \(t = \cos x\) với \(t \in \left[ { - 1;1} \right]\) phương trình trở thành:

\(\begin{array}{l}{t^2} + 3t - m - 5 = 0\\ \Leftrightarrow {t^2} + 3t + \frac{9}{4} = m + \frac{{29}}{4}\\ \Leftrightarrow {\left( {t + \frac{3}{2}} \right)^2} = m + \frac{{29}}{4}\end{array}\)

\(\begin{array}{l} - 1 \le t \le 1\\ \Rightarrow \frac{1}{2} \le t + \frac{3}{2} \le \frac{5}{2}\\ \Rightarrow \frac{1}{4} \le {\left( {t + \frac{3}{2}} \right)^2} \le \frac{{25}}{4}\\ \Rightarrow \frac{1}{4} \le m + \frac{{29}}{4} \le \frac{{25}}{4}\\ \Leftrightarrow -7 \le m \le -1\\ \Rightarrow m \in \left[ {-7;-1} \right]\end{array}\)

Suy ra a=-7, b=-1 nên a+b=-8.

Chọn đáp án C.

Câu 18:

Ta có: \(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án B.

Câu 19:

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l}\cos 4x \ne 0\\\sin 2x \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne \dfrac{\pi }{8} + k\dfrac{\pi }{4}\\x \ne k\dfrac{\pi }{2}\end{array} \right.\)

Ta có: \(\tan 4x.\cot 2x = 1\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \tan 4x = \frac{1}{{\cot 2x}}\\
\Leftrightarrow \tan 4x = \tan 2x\\
\Leftrightarrow 4x = 2x + k\pi \\
\Leftrightarrow 2x = k\pi \\
\Leftrightarrow x = \frac{{k\pi }}{2}\left( {loai} \right)
\end{array}\)

Do đó phương trình vô nghiệm.

Chọn D

Câu 20:

Ta có: \(\cos 3x = \cos x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = x + k2\pi \\3x = - x + k2\pi \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = k\dfrac{\pi }{2}\end{array} \right.\quad \Rightarrow x = k\dfrac{\pi }{2}\;\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Chọn đáp án C.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21:

\(\begin{array}{l}a) 3{\sin ^2}2x + 7\cos 2x - 3 = 0\\ \Leftrightarrow 3\left( {1 - {{\cos }^2}2x} \right) + 7\cos 2x - 3 = 0\\ \Leftrightarrow 3{\cos ^2}2x - 7\cos 2x = 0 \\ \Leftrightarrow \cos 2x\left( {3\cos 2x - 7} \right) = 0\\ \,\,\, \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\cos 2x = 0 & (1)\\3\cos 2x - 7 = 0\,\,(2)\end{array} \right.\\(1) \Leftrightarrow 2x = \dfrac{\pi }{2} + k\pi \\ \Leftrightarrow x = \dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{2}\\(2) \Leftrightarrow \cos 2x = \dfrac{7}{3}\end{array}\)

Vì \(\dfrac{7}{3} > 1\) nên phương trình (2) vô nghiệm.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là \(x = \dfrac{\pi }{4} + k\dfrac{\pi }{2},\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\(\begin{array}{l}b) {\sin ^2}2x + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}x = 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{{1 - \cos 4x}}{2} + \dfrac{{1 + \cos 2x}}{2} = 1\\ \Leftrightarrow \frac{{1 - \cos 4x + 1 + \cos 2x}}{2} = 1 \\\Leftrightarrow 2 - \cos 4x + \cos 2x = 2 \\\Leftrightarrow - \cos 4x + \cos 2x = 0\\\Leftrightarrow \cos 4x = \cos 2x\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{4x = 2x + k2\pi }\\{4x = - 2x + k2\pi }\end{array}} \right.\end{array} \)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
2x = k2\pi \\
6x = k2\pi
\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = k\dfrac{\pi }{3}\end{array} \right.\)

Vậy phương trình có nghiệm là: \(x = k\pi ;\,x = k\dfrac{\pi }{3}\)

Câu 22:

\(\begin{array}{l}\cos 2x + 3\sin 2x + 5\sin x - 3\cos x = 3\\ \Leftrightarrow 1 - 2{\sin ^2}x + 3.2\sin x\cos x + 5\sin x - 3\cos x - 3 = 0\\\Leftrightarrow (6\sin x\cos x - 3\cos x) - (2{\sin ^2}x - 5\sin x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow 3\cos x(2\sin x - 1) - (2\sin x - 1)(\sin x - 2) = 0\\ \Leftrightarrow (2\sin x - 1)(3\cos x - \sin x + 2) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2\sin x - 1 = 0\\3\cos x - \sin x + 2 = 0\end{array} \right.\begin{array}{*{20}{c}}{(1)}\\{(2)}\end{array}\\(1) \Leftrightarrow \sin x = \dfrac{1}{2}\\ \Leftrightarrow \sin x = \sin \dfrac{\pi }{6}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi \\x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.\\(2) \Leftrightarrow 3\cos x - \sin x = - 2\\ \Leftrightarrow \dfrac{3}{{\sqrt {10} }}\cos x - \dfrac{1}{{\sqrt {10} }}\sin x = \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }}\,\,(3)\end{array}\)

Đặt \(\dfrac{3}{{\sqrt {10} }} = \sin \alpha ;\,\,\dfrac{1}{{\sqrt {10} }} = \cos \alpha \)

Khi đó (3) trở thành

\(\sin \alpha \cos x - \cos \alpha \sin x = \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }}\)

\(\Leftrightarrow \sin (\alpha - x) = \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }} \)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\alpha - x = \arcsin \left( { - \frac{2}{{\sqrt {10} }}} \right) + k2\pi \\
\alpha - x = \pi - \arcsin \left( { - \frac{2}{{\sqrt {10} }}} \right) + k2\pi
\end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \alpha - \arcsin \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }} - k2\pi \\x = \alpha - \pi + \arcsin \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }} - k2\pi \end{array} \right.\)

Vậy phương trình có nghiệm là: \(x = \dfrac{\pi }{6} + k2\pi ;\,x = \dfrac{{5\pi }}{6} + k2\pi ;\)\(\,x = \alpha - \arcsin \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }} - k2\pi ;\)\(\,x = \alpha - \pi + \arcsin \dfrac{{ - 2}}{{\sqrt {10} }} - k2\pi \)

xemloigiai.com

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

close