Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 17 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 17 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất tình hình các nước Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XVIII? A. Bước vào thời kì suy yếu cho tới khi trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. B. Phát triển thịnh vượng rồi bị suy yếu dần. C. Một số nước nhỏ suy yếu, nhưng Thái Lan, Campuchia phát triển mạnh. D. Bước vào thời kì suy yếu sau đó phát triển thịnh vượng hơn trước. Câu 2. Ý nào sau đây phản ánh không đúng điều kiện hình thành nên các quốc gia Đông Nam Á? A. Ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố gió mùa. B. Cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt từ những thế kỉ đầu Công nguyên. C. Làn sóng xâm lăng của quân Mông – Nguyên. D. Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp. Câu 3. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì? A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc. D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo. Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á là gì? A. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực. B. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời. C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân. D. Sự xâm lược của các nước phương Tây. Câu 5. Những quốc gia cổ nào đã góp phần hình thành nên nước Việt Nam ngày nay? A. Văn Lang, Phù Nam. B. Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam. C. Pa-gan, Cham-pa. D. Phù Nam, Su-kho-thay, Lan Xang. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 6. Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 19, suy luận, loại trừ. Cách giải: Dựa vào quá trình hình thanh và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: - 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á đã được hình thành. - Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII, là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu cho tới khi trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: Nhận xét, phân tích. Cách giải: Các điều kiện hình thành nên các quốc gia Đông Nam Á bao gồm: * Điều kiện tự nhiên: - Điều kiện hết sức thuận lợi đó là gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế cư dân Đông Nam Á từ rất xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này. * Điều kiện kinh tế: - Những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. - Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt... - Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp. - Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á => Làn sóng xâm lăng của quân Mông – Nguyên không phải là điều kiện hình thành nên các quốc gia Đông Nam Á. Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: - Từ khi sơ khai, văn hóa Đông nam Á đã được xem là một trong những cái nôi hình thành nên loài người. Tính thống nhất về mặt khu vực, và sự đa dạng trong văn hóa của mỗi tộc người hình thành nên những đặc trưng bản sắc riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau. - Nền văn hóa Đông Nam Á cũng tiếp thu từ những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực. => Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là: Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo. Chọn đáp án: D Câu 4. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: - Nửa sau thế kỉ XVIII, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái. - Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái bắt nguồn ngay trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi quốc gia: + Kinh tế lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. + Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự phát triển kinh tế đất nước 1 nhất là công việc thủy lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào những cụộc chiến tranh nhằm mà rộng lãnh thổ và quyền lực của mình. => Chế độ phong kiến trở nên trì trệ, dần dần suy thoái do vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Tương ứng với vị trí địa lí và sự hình thành của các quốc gia cổ: - Nhà Nước Âu Lạc hình thành ở Bắc Bộ Việt Nam. - Vương quốc Cham-pa hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ. - Vương quốc Phù Nam hình thành tại châu thổ sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh). - Vương quốc Su-kho-thay là tiền thân của quốc gia Thái Lan. - Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia Lào. - Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia Mi-an-ma. => Như vậy, Những quốc gia cổ: Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam đã góp phần hình thành nên nước Việt Nam ngày nay. Chọn đáp án: B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á? - Thuận lợi: + Các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng chù yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nước. + Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nên nông nghiệp phát triển. - Khó khăn: đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều. xemloigiai.com
|