Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?

A. Mĩ, Anh. B. Mĩ, Liên Xô.

C. Anh, Pháp. D. Liên Xô, Anh

Câu 2. Các nước Đông Âu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đặt ra yêu cầu gì cho mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này?

A. Có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn.

B. Liên kết với nhau trong tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Liên kết với nhau trong Hội đồng tương trợ kinh tế SEV.

D. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Liên Xô đã dựa vào thuận lợi chủ yếu nào để xây dựng lại đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó.

B. Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân.

C. Sự ủng hộ về kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

D. Lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên thiên nhiên giàu có.,

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu

Câu 5. Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể tiến hành cuộc chaỵ đua vũ trang với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Đạt thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật.

D. Có nhiều nước đồng minh.

Câu 6. Hạn chế trong hoạt động của khối SEV là

A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Phối hợp giữa các nước thành viên, kéo dài sự phát triển kinh tế.

C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.

D. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kỉnh tế thế giới. 

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Công cuộc cải tổ của Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1991 để lại hậu quả như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc là Mĩ và Liên Xô.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 8.

Cách giải:

Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn như: hợp tác nhiều bên hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, …

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 4, suy luận.

Cách giải:

- Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội được thể hiện ở những điểm sau:

(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện;

(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản suất tiên tiến, hiện đại;

(3) CNXH là từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất;

(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao;

(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động;

(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động;

(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

- Nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng phát xít, cộng thêm vào đó là tình thần tự lực, tự cường của nhân dân. Nhờ nhân tố này, Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong 4 năm 3 tháng.

=> Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng là nhân tố quan trọng để Liên Xô xây dựng lại đất nước.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhà nước Xô viết chủ trương:

- Duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình với tất cả các nước.

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

Liên Xô không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Đông Âu.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khác với Mĩ là chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra.Chính vì thế, Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm để khôi phục nền kinh tế. Với kế hoạch 5 năm đầu tiên (1946 – 1950), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, từ năm 1950 trỏ đi, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) và đạt được nhiều thành tựu cả về công nghiệp, nông nghiệp và khoa học – kĩ thuật. => Đây là cơ sở quan trọng để Liên Xô có thể tiến hành chạy đua vũ trang với Mĩ.

Chọn đáp án: A

Câu 6.

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Mặc dù Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập (8-1-1949) nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Xã hội chủ nghĩa và đánh dấu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tổ chức này lại “khép kín cửa” không hòa nhaajo với nền kinh tế thế giới. Đây chính là hạn chế trong hoạt động của khối SEV.

Chọn đáp án: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 10

Cách giải:

* Hậu quả:

- Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.

- Nhiều cuộc bãi công diễn ra, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li khai, các tệ nạn xã hội gia tăng, các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng,…

- Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

- Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG).

- Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết.

xemloigiai.com

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close