Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tôn giáo nào được phục hồi ở nước ta từ thế kỉ XVI – XVII?

A. Nho giáo.

B. Kitô giáo.

C. Phật giáo.

D. Islam giáo.

Câu 2. Chữ Quốc ngữ ra đời thông qua hoạt động của

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Giáo sĩ phương Tây.

C. Chúa Trịnh, Nguyễn.

D. Vua Gia Long

Câu 3. Một trong những nội dung quan trọng của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI – XVII là gì?

A. Nêu cao tinh thần thống nhất hai miền.

B. Kêu gọi nhân dân lật đổ chúa Nguyễn.

C. Đấu tranh khôi phục quyền lực nhà vua.

D. Tố cáo sự bất công của xã hội.

Câu 4. Các lái buôn phương Tây có nhận xét: đường của nước ta “tốt nhất trong khu vực”, “là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt”.

(SGK Lịch sử 7, trang 115)

Nhận xét trên của các lái buôn phương Tây minh chứng cho điều gì?

A. Chất lượng hàng thủ công của nước ta cao.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp.

C. Vai trò quan trọng của thủ công nghiệp.

D. Sự hưng thịnh của thương nghiệp.

Câu 5. Nguyên nhân nào khiếnvăn học chữ Hán từ thế kỉ XVI đến XVIII mất dần vị thế vốn có của nó?

A. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.

B. chính sách hạn chế Nho giáo của nhà nước.

C. sự du nhập của chữ Quốc ngữ.

D. giáo dục Nho học bị suy đồi.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Vì sao có sự khác biệt giữa tình hình phát triển nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

C

B

D

A

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 113.

Cách giải:

Phật giáo và Đại giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, từ thế kỉ XVI – XVII đã được phục hồi.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học Tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái Latinh để ghi âm Tiếng Việt => Chữ quốc ngữ đã ra đời như vậy.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 114.

Cách giải:

Văn học chữ Nôm thế kỉ XVI – XVII xuất hiện ngày càng nhiều. Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội và bộ máy quan lại đương thời.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 111, suy luận.

Cách giải:

Lời nhận xét trên của các lái buôn phương Tây thể hiện chất lượng mặt hàng chủ công của nước ta cao, cụ thể đường là một trong những mặt hàng được thương nhân phương Tây ưa chuộng. Do chất lượng mặt hàng thủ công tăng cao dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp và thúc đẩy thương nghiệp buôn bán được mở rộng.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVII, XVIII chế độ phong kiến quân chủ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đã bước vào giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, hệ tư tưởng rường cột của chế độ phong kiến chính là Nho giáo cũng vì thế mà mất dần vị trí của mình. Chế độ phong kiến suy yếu kéo theo đó là sự suy giảm của văn học chữ Hán, không còn ở vị thế cao như thời Lê sơ. Điều này minh chứng cho một quy luật, văn học chữ Hán phát triển khi chế độ phong kiến ở giai đoạn thịnh đạt. Ngược lại, khi chế độ phong kiến suy yếu cũng kéo theo sự suy giảm vị thế của văn học chữ Hán.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 109-110, suy luận.

Cách giải:

*Ở Đàng Ngoài:

- Do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất.

- Chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề. Quan lại tham ô hoành hành.

=> Kết quả: thiên tai, mất mùa, đói kèm thường xuyên xảy ra. Ruộng đất hoặc bị bỏ hoang hoặc bị cường hào chấp chiếm.

* Ở Đàng Trong:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai màu mỡ), cư dân thưa thớt.

- Chính quyền chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất.

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close