Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 3 – Chương I - Hóa học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 3 – Chương I - Hóa học 11.

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho các hợp chất:

\(Al{\left( {OH} \right)_3}\left( 1 \right);Fe{\left( {OH} \right)_3}\left( 2 \right);\)\(\,Zn{\left( {OH} \right)_2}\left( 3 \right);Cu{\left( {OH} \right)_2}\left( 4 \right);\)\(\,Sn{\left( {OH} \right)_2}\left( 5 \right).\)

Các hợp chất lưỡng tính là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (4), (5)

C. (2), (4), (5)

D. (1), (3), (4), (5)

Câu 2. Axit CH3COOH có

\({K_{C{H_3}{\rm{COO}}H}} = 1,{8.10^{ - 5}}.\)

Độ điện li \(\alpha \) của CH3COOH 0,1M là:

A.2,43% B.1,26%

C.1,50% D.1,34%

Câu 3. Nếu trộn 150ml dung dịch MgCl2 0,5M với 500ml dung dịch KCl 1M thì nồng độ của ion Cl- trong dung dịch mới là:

A.1,25M B.1,00M

C.1,50M D.0,75M

Câu 4. Cho 300ml dung dịch axit CH3COOH 0,2M (Ka = 1,8.10-5). Để độ điện li \(\alpha \) tăng gấp đôi thì thể tích nước cất cần thêm vào la:

A.890 ml. B.920 ml 

C.800 ml D. 900 ml

Câu 5. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện đươc?

A. KCl rắn, khan

C. Nước sông, hồ, ao

C. Nước biển

D. Dung dịch KCl

Câu 6. Bốn học sinh nêu 4 phát biểu về axit như sau:

A. Axit là dung dịch hòa tan được kim oxit kim loại.

B. Axit là dung dịch hòa tan được muối của axit yếu.

C. Axit là chất cho proton (H+).

D. Axit là chất điện li rât mạnh trong nước.

Hãy tìm phát biểu đúng.

Câu 7. Cho các phát biểu sau về chất điện li:

(I) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha = 1\)

(II) Chất điện li yếu có độ điện li: \(0 < \alpha < 1\)

(III) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha < 1\)

A. Chỉ có (I) đúng.

B. Chỉ có (II) đúng.

C. (I), (II), (III) đều đúng

D. (I) và (II) đúng

Câu 8. Một dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li \(\alpha \) là 1,32%. Hằng số phân li của axit là:

A. 1,25.10-5 B. 1,45.10-5 

C. 1,74.10-5 D. 2,15.10-5

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Cho 100ml dung dịch KOH 0,1M vào 100ml dung dịch H2SO4 có pH = 1. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được?

Câu 10. Trộn 100ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375M. Xác định giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn.

Câu 11. Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: lọ X gồm KHCO3 và K2CO3; lọ Y gồm NaHCO3 và K2SO4; lọ Z gồm K2CO3 và Na2SO4. Nếu cách nhận biết các lọ, neeus chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl.

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

D

B

D

Câu

5

6

7

8

Đáp án

A

C

D

C

Câu 1:

Chất lưỡng tính là những chất có khả năng tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch bazo

Các hợp chất lưỡng tính là: Al(OH)3; Zn(OH)2; Cu(OH)2; Sn(OH)2

Đáp án D

Câu 2:

Xét phương trình điện li ccủa CH3COOH 0,1M ta có:

Gọi độ điện li trong quá trình này là α

=> Nồng độ CH3COO- và H+ là 0,1 . α

CH3COOH ↔ CH3COO- + H+

0,1- α 0,1. α 0,1. α

=> Ta có phương trình:

\(\frac{{{{(0,1.\alpha )}^2}}}{{0,1 - 0,1\alpha }} = 1,{8.10^{ - 5}}\)

=> α = 0,0134 = 1,34%

Đáp án D

Câu 3:

n MgCl2 = 0,15 . 0,5 = 0,075 mol

n KCl = 0,5 . 1 = 0,5 mol

Ta có phương trình điện li:

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

0,075 0,075 0,15

KCl → K+ + Cl-

0,5 0,5 0,5

Từ (1), (2) => Tổng số mol của Cl- có trong dung dịch là:

0,15 + 0,5 = 0,65 mol

=> Nồng độ mol của ion Cl- có trong dụng dịch mới là:

0,65 : (0,5 + 0,15) = 1M

Đáp án B

Câu 4:

Ta có : \(\alpha = \sqrt {\frac{K}{C}} \)

Theo đề bài, để α tăng 2 lần => C giảm 4 lần => V tăng 4 lần

Mặt khác, theo đề bài V1 = 300ml

=> V2 = 300 . 4 = 1200ml

Vậy lượng nước ta cần thêm vào là: 1200 – 300 = 900 ml

Đáp án D

Câu 5:

Trường hợp không dẫn điện được là KCl rắn, khan

Đáp án A

Câu 6:

A sai, axit không hòa tan được hết tất cả các oxit kim loại

B sai

C theo thuyết bronstet, axit là chất cho proton

D sai, do không phải tất cả các axit đều là chất điện li mạnh

Đáp án C

Câu 7

Theo đặc điểm về độ điện li

=> Chất điện li mạnh là chất có α = 1

Chất điện li yếu là chất có 0 < α < 1

Đáp án D

Câu 8

Ta có phương trình điện li:

CH3COOH ↔ CH3COO- + H+

0,1- α 0,1. α 0,1. α

=> Ta có phương trình: \(\frac{{{{(0,1.\alpha )}^2}}}{{0,1 - 0,1\alpha }}\)

Mặt khác theo đề bài ta có: α = 1,32%

=> Thay vào ta có:

\(\frac{{{{(0,1.1,32\% )}^2}}}{{0,1 - 0,1.1,32\% }}\)= Ka

=> Ka = 1,74.10-5

Đáp án C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9.

Ta có: \({n_{KOH}} = 0,1 \times 0,1 = 0,01(mol)\)

Và \(pH = 1 \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = 0,1M \)

\(\Rightarrow \left[ {{H_2}S{O_4}} \right] = 0,05M\)

\(\Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,005(mol)\)

Tỉ lệ: \(\dfrac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}} = \dfrac{{0,01}}{{0,005}} = \dfrac{2}{1}\) nên chỉ xảy ra phản ứng \(\begin{array}{l}2KOH + {H_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + 2{H_2}O\\0,01\;\;\; \to {\rm{ \;\;\; 0,005 \;\;\;\;\;\;\; 0,005 \;\;\; }}\left( {mol} \right)\end{array}\)

Vậy \(\left[ {{K_2}S{O_4}} \right] = \dfrac{{0,005}}{{0,2}} = 0,025M\)

Câu 10.

Ta có: \({n_{HCl}} = 0,1 \times 1 = 0,1\left( {mol} \right);\)

\({n_{NaOH}} = 0,4 \times 0,375 = 0,15\left( {mol} \right)\)

Phản ứng: \(NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\)

Từ (1) \( \Rightarrow \) nNaOH dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)

\( \Rightarrow {C_{M\left( {NaOH} \right)}} = \left[ {O{H^ - }} \right] \)\(\,= \dfrac{{0,05}}{{\left( {400 + 100} \right){{.10}^{ - 3}}}} = 0,1M\)

Vậy \(\left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{{10}^{ - 1}}}} = {10^{ - 13}}M\)

\(\, \Rightarrow pH = 13\)

Câu 11.

Cách 1: Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Cho dung dịch axit dư lần lượt vào ba dung dịch, khuấy nhẹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó nhỏ tiếp dung dịch BaCl2 vào từng dung dịch vừa thu được.

+ Lọ không xuất hiện kết tủa là dung dịch X: \(\begin{array}{l}NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\\KHC{O_3} + HCl \to KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\\{K_2}C{O_3} + 2HCl \to 2KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\end{array}\)

+ Lọ xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Y, Z: \(\begin{array}{l}{K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)

Cho dung dịch BaCl2 dư vào 2 dung dịch Y và Z, lọc lấy nước lọc cho tác dụng với axit HCl. Phần nước lọc có khí thoát ra, đó là nước lọc từ dung dịch Y, còn lại là dung dịch Z.

+ Dung dịch Y: \({K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\)

Nước lọc chứa: NaHCO3 và KCl \(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

+ Dung dịch Z: \(\begin{array}{l}{K_2}C{O_3} + BaC{l_2} \to BaC{O_3} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)

Nước lọc chỉ chứa NaCl và KCl.

Cách 2: Trích mỗi dung dịch X, Y, Z một ít làm mẫu thử.

Cho dung dịch BaCl2 dư vào 3 dung dịch trên thì cả ba dung dịch đều tạo kết tủa trắng. \(\begin{array}{l}{K_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2KCl\\{K_2}C{O_3} + BaC{l_2} \to BaC{O_3} \downarrow + 2KCl\\N{a_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow + 2NaCl\end{array}\)

Lọc kết tủa rồi cho tác dụng với HCl dư.

+ Kết tủa nào tan hoàn toàn là sanrphaamr của dung dịch X vì chứa BaCO3. \(BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

+ Kết tủa nào không tan là sản phẩm của dung dịch Y vì chỉ có chứa BaSO4.

+ Kết tủa tan một phần là sản phẩm của dung dịch Z vì chứa BaCO3 và BaSO4.

 xemloigiai.com

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

close