Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Sử - Đề số 6Đề bài Câu 1 : Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thế lực phát xít ở nước nào đã lên cầm quyền?
Câu 2 : Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
Câu 3 : Nước nào sau đây đã thực hiện Chính sách mới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Câu 4 : Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
Câu 5 : Đâu là ý nghĩa lớn nhất của chính sách Kinh tế mới đối với nước Nga?
Câu 6 : Thực chất của Chính sách kinh tế mới là
Câu 7 : Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
Câu 8 : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn?
Câu 9 : Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Trung Kì được quản lí như thế nào?
Câu 10 : Nguyên nhân khách quan nào khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
Câu 11 : Mục tiêu của phong trào Cần Vương?
Câu 12 : Nội dung nào không đúng khi nói về việc Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858?
Câu 13 : Điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?
Câu 14 : Một trong những nét độc đáo riêng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
Câu 15 : (VD) Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào?
Câu 16 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Câu 17 : Tổ chức Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
Câu 18 : Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?
Câu 19 : Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc lần thứ nhất (1873)?
Câu 20 : Sau khi ký các Hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã thực hiện hành động nào tiếp theo?
Lời giải và đáp án Câu 1 : Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thế lực phát xít ở nước nào đã lên cầm quyền?
Đáp án : B Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc khủng hoảng kinh tế (1919 – 19330) Lời giải chi tiết : Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), thế lực phát xít ở Đức đã lên cầm quyền. Câu 2 : Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải : Giải thích. Lời giải chi tiết : Tình hình nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, đó là: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lĩnh. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau. Câu 3 : Nước nào sau đây đã thực hiện Chính sách mới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Đáp án : A Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, nội dung Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Lời giải chi tiết : Mĩ đã thực hiện Chính sách mới để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Câu 4 : Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
Đáp án : C Phương pháp giải : Suy luận, loại trừ phương án. Lời giải chi tiết : A, B, D loại vì ba phương án trên là nội dung của chính sách kinh tế mới. C chọn vì nhà nước không kiểm soát toàn bộ nền kinh tế mà chỉ nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Câu 5 : Đâu là ý nghĩa lớn nhất của chính sách Kinh tế mới đối với nước Nga?
Đáp án : C Phương pháp giải : Giải thích. Lời giải chi tiết : Năm 1921, nước Nga bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước nhưng gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình chính trị không ổn định. Vì vậy, tháng 3/1921 nước Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới. Bằng việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nền kinh tế quốc dân của Nga Xô viết đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhân dân Xô viết đã vượt qua được khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế Câu 6 : Thực chất của Chính sách kinh tế mới là
Đáp án : A Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 54. Lời giải chi tiết : Thực chất của Chính sách kinh tế mới là chuyển nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Câu 7 : Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
Đáp án : C Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 58, chữ nhỏ. Lời giải chi tiết : Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. Câu 8 : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn?
Đáp án : A Phương pháp giải : Phân tích, rút ra phương án đúng. Lời giải chi tiết : Trật tự thế giới Vecxai – Oasinhton được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất để phân chia quyền lợi. Nó phản ánh tương quan lực lượng mới với các nước tư bản. Các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt sự nô dịch lên các nước bại trận. Câu 9 : Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Trung Kì được quản lí như thế nào?
Đáp án : B Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 122. Lời giải chi tiết : Theo nội dung Hiệp ước Hácmăng, Trung Kì là vùng đất giao cho triều đình quản lí. Câu 10 : Nguyên nhân khách quan nào khiến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
Đáp án : B Phương pháp giải : Suy luận, loại trừ đáp án. Lời giải chi tiết : A, C, D loại vì ba phương án trên là nguyên nhân chủ quan dẫn đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884) thất bại. B chọn vì tương quan lực lượng giữa ta và Pháp lúc bấy giờ còn nhiều chênh lệch, kẻ thù mà ta phải đối mặt còn mạnh, thiện chiến, được trang bị đầy đủ phương tiện chiến tranh hiện đại. Câu 11 : Mục tiêu của phong trào Cần Vương?
Đáp án : A Phương pháp giải : Suy luận, lựa chọn phương án đúng. Lời giải chi tiết : A chọn vì mục tiêu của phong trào Cần Vương là đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. B, C, D loại vì thiết lập chế độ dân chủ tư sản không phải là mục tiêu của phong trào Cần Vương. Câu 12 : Nội dung nào không đúng khi nói về việc Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858?
Đáp án : B Phương pháp giải : Suy luận, loại trừ phương án. Lời giải chi tiết : A, C, D loại vì ba phương án trên là lý do Pháp lựa chọn Đàn Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858. B chọn vì Đà Nẵng không phải là vựa lúa của triều đình Nguyễn. Câu 13 : Điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải : Phân tích, rút ra phương án đúng. Lời giải chi tiết : Trong cuộc kháng chiến chống Bắc Kì lần 1, sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội, quân triều đình đã nhanh chóng ta rã nhưng ngược lại, phong trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân vẫn diễn ra quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi lớn như trận Cầu Giấy. Câu 14 : Một trong những nét độc đáo riêng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
Đáp án : B Phương pháp giải : So sánh, tìm ra nét độc đáo của khởi nghĩa Yên Thế. Lời giải chi tiết : Phong trào Cần Vương hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang nhưng trong khởi nghĩa Yên Thế, nhiều lần nghĩa quân đã giảng hoà với Pháp để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, vũ khí chiến đấu. Câu 15 : (VD) Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào?
Đáp án : C Phương pháp giải : Phân tích, rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết : Năm 1858, thực dân Pháp xâm lực Việt Nam, triều đình đã kiên quyết phối hợp với nhân dân kháng chiến chống Pháp, tuy nhiên sau chiến sự Gia Định, đặc biệt từ chiến sự ba tỉnh Đông Nam Kì, trong triều đình đã xuất hiện phe chủ hoà và chủ chiến. Từ đó, triều đình ngày càng lúc sâu vào con đường thoả hiệp, biểu hiện qua hàng loạt các bản Hiệp ước Nhân Tuất, Giáp Tuất, Hac – mang và Patonot. Câu 16 : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Đáp án : B Phương pháp giải : Giải thích. Lời giải chi tiết : Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê là hạn chế về đường lối, tổ chức và lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa được lãnh đạo theo hệ tư tưởng phong kiến – hệ tư tưởng không còn phù hợp với thời đại. Câu 17 : Tổ chức Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?
Đáp án : D Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 148. Lời giải chi tiết : Tổ chức Việt Nam Quang phục hội đã tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào. Câu 18 : Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?
Đáp án : B Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 123. Lời giải chi tiết : Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. Câu 19 : Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc lần thứ nhất (1873)?
Đáp án : C Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 117. Lời giải chi tiết : Thực dân Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy puy để đem quân ra Bắc lần thứ nhất (1873). Câu 20 : Sau khi ký các Hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã thực hiện hành động nào tiếp theo?
Đáp án : D Phương pháp giải : SGK Lịch sử 11, trang 124. Lời giải chi tiết : Sau khi ký các Hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì |