Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Sử - Đề số 10

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua

  • A  sản phẩm cống nạp.
  • B  tô hiện vật.
  • C  tô thuế.
  • D  tô lao dịch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 57.

Lời giải chi tiết:

Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua tô thuế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi... Đất nước người châu Âu nói đến là

  • A  Cam-pu-chia.
  • B  Lào.
  • C  Thái Lan.
  • D  Đại Việt.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 48.

Lời giải chi tiết:

Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi... Đất nước người châu Âu nói đến là Lào.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn là

  • A  hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.
  • B  cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hoá.
  • C  thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
  • D  có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh tìm ta điểm tương đồng giữa hai vương triều.

Lời giải chi tiết:

Vương triều Hồi giáo Đê-li là của người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) còn Vương triều Mô – gôn gốc Mông Cổ. Vì vậy điểm chung của hai vương triều này đều là vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Vương triều Mô gôn là Vương triều của

  • A  người Hồi giáo gốc Mông Cổ.
  • B  người Hồi giáo gốc Thổ.
  • C  người Hồi giáo gốc Trung Á.
  • D  người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 43.

Lời giải chi tiết:

Vương triều Mô gôn là Vương triều của người Hồi giáo gốc Mông Cổ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trong lãnh địa là

  • A  là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
  • B  là nền kinh tế mở rộng, tự do trao đổi, tự do buôn bán.
  • C  là nền hinh tế độc lập, nhà nước nắm độc quyền.
  • D  là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 54.

Lời giải chi tiết:

Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế trong lãnh địa là là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

 Nội dung nào không phải là đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

  • A  Có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc lớn.
  • B  Địa hình chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới và biển.
  • C  Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm.
  • D  Là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

A chọn vì điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á không có những thảo nguyên mênh mông thể chăn thả gia súc lớn.

B, C, D loại vì ba phương án trên là đặc điểm tự nhiên tạo ra nét tương đồng giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của sông Mê Công đối với nước Lào?

  • A  Là biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam.
  • B  Là nguồn thuỷ văn dồi dào.
  • C  Là trục giao thông của đất nước.
  • D  Là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về địa lí.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải chi tiết:

A chọn vì sông Mê Công không phải là biên giới giữa Việt Nam và Lào.

B, C, D loại vì ba phương án trên là vai trò của sông Mê Công đối với Lào.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào không phải nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?

  • A  Con đường thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-rập độc chiếm.
  • B  Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu của chủ nghĩa tư bản.
  • C  Sản xuất phát triển làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng.
  • D  Khoa học-kĩ thuật có bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, hải đồ....

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải chi tiết:

A, C, D loại và ba phương án trên là nguyên nhâ của các cuộc phát kiến địa lý.

B chọn vì giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản chưa hình thành và phát triển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

 (NB) Các giai cấp chính trong lãnh địa là

  • A  lãnh chúa và nông nô.
  • B  địa chủ và nông dân lĩnh canh.
  • C  lãnh chúa và nô lệ.
  • D  địa chủ và nô lệ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 57.

Lời giải chi tiết:

Các giai cấp chính trong lãnh địa là lãnh chúa và nông nô.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

  • A  từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
  • B  từ nửa đầu thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
  • C  từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
  • D  từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 46.

Lời giải chi tiết:

Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

  • A  Giai cấp tư sản nắm quyền.
  • B  Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.  
  • C  Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.
  • D  Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.   

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để vì đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, giải quyết được một phần vấn đề ruộng đất cho nông nhân. Như vậy, cách mạng tư sản Pháp đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

 Phát minh nào đã đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học?  

  • A  Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn.  
  • B  Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép.  
  • C  Phát minh của Ma-ri Quy-ri.  
  • D  Phát minh của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ.  

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 171.

Lời giải chi tiết:

Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?  

  • A  Đưa ra bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền bất khả xâm phạm của con người.  
  • B  Giải phóng 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.  
  • C  Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh.  
  • D  Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.  

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có hình thức là một cuộc giải phóng dân tộc nên ý nghĩa quan trọng nhất là đã giải phóng được 13 thuộc địa khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ nào?  

  • A  Ngụ binh ư nông.
  • B  Con nhà dân nghèo.  
  • C  Tù binh, dân nghèo bị bắt.
  • D  Con em trong hoàng tộc.  

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 89.

Lời giải chi tiết:

Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

 Nhận xét nào sau đây về tổ chức bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn là không chính xác?

  • A  Chuyên chế như thời Lê sơ.  
  • B  Chịu ảnh hưởng từ bộ máy nhà nước nhà Tống.  
  • C  Có cải cách chút ít.  
  • D  Mục đích tập chung quyền lực vào tay nhà vua.  

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải chi tiết:

A, C, D loại vì ba phương án trên là những nhận xét chính xác về bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn.

B chọn vì nhà Nguyễn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhà Thanh chứ không phải nhà Tống.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?  

  • A  Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.  
  • B  Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.  
  • C  Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn.  
  • D  Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 187.

Lời giải chi tiết:

Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?  

  • A  Sông Lam.
  • B  Sông Thạch Hãn.
  • C  Sông Bến Hải.
  • D  Sông Gianh.   

Đáp án: D

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 108.

Lời giải chi tiết:

Sông Gianh được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

 Nhà Nguyễn thực hiện quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào?  

  • A  Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.  
  • B  Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.  
  • C  Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.  
  • D  Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.  

Đáp án: A

Phương pháp giải:

SGK Lịch sử 10, trang 127.

Lời giải chi tiết:

Nhà Nguyễn thực hiện quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây là chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?  

  • A  Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải.  
  • B  Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa.  
  • C  Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới.  
  • D  Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu.   

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải chi tiết:

A, C, D loại vì ba phương án trên chứng minh máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX.

B chọn vì máy hơi nước ra đời không đưa con người bước vào thời kì đại điện khí hoá.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?  

  • A  Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.  
  • B  Đề cao quyền công dân và quyền con người.  
  • C  Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.  
  • D  Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh Tuyên ngôn Độc lập 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789, rút ra điểm tương đồng.

Lời giải chi tiết:

Trong Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đều có điểm tiến bộ là đề cao quyền công dân và quyền con người.

Đáp án - Lời giải
close