Cơ cấu xã hội

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a. Nguồn lao động

- Khái niệm: Là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

- Phân loại:

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Các khu vực kinh tế:

+ Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.

+ Khu vực III: Dịch vụ.

- Đặc điểm: Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

- Đặc điểm:

+ Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

+ Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

Bảng 23. TỈ LỆ BIẾT CHỮ (TỪ 15 TUỔI TRỜ LÊN) VÀ SỐ NĂM ĐẾN TRƯỜNG (TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN) TRÊN THỂ GIỚI, NĂM 2000

Các nhóm nước

Tỉ lệ người biết chữ (%)

Sô năm đi học

Các nước phát triển

>90

10,0

Các nước đang phát triển

69

3,9

Các nước kém phát triển

46

1,6

- Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

xemloigiai.com

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close