Đề bài

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

  • A.
    CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.
  • B.
    CH3COOH và HCOOCH3.
  • C.
    CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.
  • D.
    CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

- Các đồng phân có tính chất hoá học khác nhau do chúng có cấu tạo hoá học khác nhau.

- Ứng với một công thức phân tử có thể có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon, loại nhóm chức, vị trí nhóm chức.

Lời giải chi tiết :

+) CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH không phải là đồng phân của nhau vì chúng không có cùng công thức phân tử.

+) CH3COOH và HCOOCH3 đều có công thức phân tử là C2H4O2, hai chất này có hai nhóm chức khác nhau (CH3COOH có nhóm chức là –COOH, HCOOCH3 có nhóm chức -COO-) nên chúng là đồng phân loại nhóm chức.

+) CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3 không phải là đồng phân của nhau vì chúng không có cùng công thức phân tử.

+) CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3 đều có công thức phân tử là C3H8O, chúng đều có nhóm chức –OH, do đó chúng là đồng phân vị trí nhóm chức.

→ Chọn B.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

(2 điểm): Xét cân bằng của dung dịch gồm NH4Cl 0,1M và NH3 0,05M ở 250C

NH3  + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) NH4+ + OH-                       KC = 1,74.10-5

Bỏ qua sự phân li của nước, xác định pH của dung dịch trên.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

(2 điểm): CH3(CH2)3COOH (chất A) là chất lỏng không màu, có mùi khó chịu. Đun nóng A với methanol (CH3OH) có mặt của chất xúc tác acid sau một vài giờ thu được hỗn hợp chứa A, methanol và một sản phẩm hữu cơ CH3(CH2)3COOCH3 (chất B) có mùi trái cây dễ chịu.

(a) Xác định các nhóm chức của A, methanol và B.

(b) Thí nghiệm trên thể hiện đặc điểm gì của phản ứng hữu cơ.

(c) Kết quả phân tích quang phổ hồng ngoại của ba chất hữu cơ trên thu được kết quả như ba hình dưới đây. Hãy xác định quang phổ hồng ngoại X, Y và Z tương ứng với 3 chất trên và giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Sulfur dioxide là khí phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, phun trào núi lửa. Nó là nguyên nhân chính gây ra mưa acid. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong hợp chất, sulfur có các số oxi hóa

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính oxi hóa?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bài 6 :

Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Công thức hóa học của oleum là gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau

(a) H2SO4(aq) + C(s) \( \to \)2SO2 (g) + CO2(g) + 2H2O (l)

(b) H2SO4(aq) + Fe(OH)2 \( \to \)FeSO4(aq) + 2H2O(l)

(c) 4H2SO4 (aq) + 2FeO(s) \( \to \)Fe2(SO4)3(aq) + SO2(g) + 4H2O(l)

(d) 6H2SO4(aq) + 2Fe(s) \( \to \)Fe2(SO4)3 (aq) + 3SO2 + 6H2O(l)

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có 200ml dd H2SO4 98% ( D= 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chọn câu trả lời sai về sulfur:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc (silver) lâu ngày bị xám đen?

Xem lời giải >>