Bài 88 : Luyện tập chung

Giải bài tập phần 1, phần 2 trang 108, 109, 110 VBT toán 5 bài 88 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1. Cho số thập phân 54,172

Chữ số 7 có giá trị là : 

\(\eqalign{
& A.\,\,\,7\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,{7 \over {10}} \cr 
& C.\,{7 \over {100}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,{7 \over {1000}} \cr} \)

Phương pháp:

Xác định vị trí của chữ số 7 rồi xác định giá trị của chữ số 7 trong số đã cho.  

Cách giải :

Trong số 54,172 chữ số 7 thuộc hàng phần trăm, do đó, giá trị của chữ số 7 trong số thập phân 54,172 là \(\dfrac{7}{100}\).

Chọn đáp án C.

2. Số tiền gửi tiết kiệm là 1 000 000 đồng. Một tháng sau cả tiền gửi và tiền lãi được 1 005 000 đồng. Hỏi số tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm số tiền gửi?

A. 105% B. 10,05%

C. 100,05% D. 0,5%

Phương pháp:

- Tính số tiền lãi = số tiền gửi và tiền lãi - số tiền gửi.

Muốn tìm tỉ số phần trăm của số tiền lãi và số tiền gửi ta tìm thương giữa số tiền lãi và số tiền gửi, sau đó nhân thương với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

Cách giải :

Số tiền lãi nhận được sau 1 tháng là :

1 005 000 - 1 000 000 = 5 000 (đồng)

Tỉ số phần trăm của số tiền lãi và số tiền gửi là : 

5 000 : 1 000 000 = 0,005 = 0,5%

Chọn đáp án D.

3. 4200m bằng bao nhiêu ki-lô-mét ?

A. 420km B. 42km

C. 4,2 km D. 0,42km

Phương pháp:

Ta có: 1km = 1000m. 

Muốn đổi một số từ đơn vị mét sang đơn vị ki-lô-mét ta chỉ cần lấy số đó chia cho 1000.

Cách giải :

Ta có 1km = 100m hay 1m = \( \dfrac{1}{1000}\)km.

Do đó: 4200m = \( \dfrac{4200}{1000}\)km = 4,2km.

Chọn đáp án C.

1. Đặt tính rồi tính : 

\(356,37 + 542,81\) \(416,3 – 252,17\)

\(25,14 × 3,6\) \(78,24 : 1,2\)

Phương pháp:

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân. 

Cách giải :

2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm

\(a)\;5m \;5cm = .....m \) ; \(b)\;5m^2 \;5dm^2 = .....m^2\). 

Phương pháp:

Dựa vào mỗi quan hệ giữa các đơn vị đo để viết các số đo đã cho dưới dạng hỗn số, sau đó viết dưới dạng số thập phân. 

Cách giải :

a) \(5m \;5cm = 5\dfrac{5}{100}m= 5,05m \) ;

b) \(5m^2 \;5dm^2 = 5\dfrac{5}{100}m^2= 5,05m^2\).

3. Cho hình chữ nhật ABCD và hình bình hành AMCN có các kích thước ghi trên hình vẽ. Tính diện tích của hình bình hành AMCN bằng hai cách khác nhau.

Phương pháp:

Cách 1 : 

- Diện tích hình bình hành AMCN = Diện tích hình chữ nhật ABCD + diện tích tam giác AND + diện tích tam giác BCM.

- Áp dụng công thức tính diện tích các hình :

+ Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng.

+ Diện tích hình tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2.

Cách 2 : 

- Nối A với C ta được 2 tam giác ACN và ACM có diện tích bằng nhau (vì có độ dài đáy bằng nhau và chiều cao bằng nhau).

- Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích tam giác ACN + diện tích tam giác ACM.

Cách giải :

Cách 1:

Nhìn hình vẽ ta có: AD = BC = 8cm; BM = ND = 4cm.

Nên diện tích tam giác AND = diện tích tam giác BMC.

Diện tích tam giác AND là:

4 × 8 : 2 = 16 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

10 × 8 = 80 (cm2)

Ta có : Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích hình chữ nhật ABCD + diện tích tam giác AND + diện tích tam giác BCM.

Diện tích hình bình hành AMCN là :

80 + 16 + 16 = 112 (cm2)

Đáp số : 112cm2.

Cách 2:


Nối hai điểm AC ta được 2 tam giác tam giác ACN và ACM có diện tích bằng nhau (vì có độ dài đáy bằng nhau AM = CN = 14cm và chiều cao bằng nhau AD = BC = 8cm).

Diện tích tam giác ACN là:

14 × 8 : 2 = 56 (cm2)

Ta có : Diện tích hình bình hành AMCN = diện tích tam giác ACN + diện tích tam giác ACM.

Diện tích hình bình hành AMCN là:

56 × 2 = 112 (cm2)

Đáp số : 112cm2.

4. Tìm hai giá trị số của \(x\) sao cho: \(8,3 <x<9,1\)

\(x\) = ...... ; \(x\) = ......

Phương pháp:

Dựa vào cách so sánh hai số thập phân :

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau,thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

Cách giải :

Có nhiều cách chọn hai giá trị số của \(x\) sao cho : \(8,3 <x<9,1\).

Ta có thể chọn như sau : \(x = 8,5\) ; \(x = 9\).

Thử lại : \(8,3 < 8,5 < 9 < 9,1\)

Vậy: \(x = 8,5\) ; \(x = 9\).

xemloigiai.com

  • Bài 89 : Tự kiểm tra

    Giải bài tập phần 1, phần 2 trang 111, 112 VBT toán 5 bài 89 : Tự kiểm tra với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 87 : Luyện tập

    Giải bài tập 1, 2, 3 trang 106, 107, 108 VBT toán 5 bài 87 : Luyện tập với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 86 : Diện tích hình tam giác

    Giải bài tập 1, 2, 3 trang 105, 106 VBT toán 5 bài 86 : Diện tích hình tam giác với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

  • Bài 85 : Hình tam giác

    Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 104, 105 VBT toán 5 bài 85 : Hình tam giác với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close