Bài 6. Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ VBT Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sốngKhoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng. Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu 1 Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 22 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng. Bài tập 1.1 Hát Then là loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của những dân tộc nào? A. Tày, Nùng, Lô Lô. B. Tày, Mông, Nùng. C. Tày, Nùng, Thái. D. Tày, Thái, Dao. Bài tập 1.2 Xoè là loại hình múa truyền thống của dân tộc nào? A. Kinh. B. Thái. C. Tày. D. Mường. Bài tập 1.3 Xoè Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào? A. Năm 1990. B. Năm 2011. C. Năm 2000. D. Năm 2021. Lời giải chi tiết: - Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: C - Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: B - Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: D Câu 2 Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 22 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng. Bài tập 2.1 Những trò chơi dân gian nào thường được tổ chức trong các lễ hội ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? □ Kéo co. □ Đẩy gậy. □ Té nước □ Cờ người. Bài tập 2.2 Thông qua các làn điệu Then, người dân mong muốn điều gì? □ Cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu. □ Trời yên biển lặng, ngư dân bắt được nhiều tôm cá. □ Con người khoẻ mạnh, bản mường ấm no. □ Các vị thần phù hộ để sinh nhiều con cái. Bài tập 2.3 Xoè Thái thường được biểu diễn vào những dịp nào trong năm? □ Ngày lễ, tết. □ Ngày vui của gia đình, dòng họ. □ Ngày giỗ. □ Dịp cả gia đình đi tham quan. Lời giải chi tiết: - Câu hỏi 2.1 - Đáp án đúng là: ☑ Kéo co ☑ Đẩy gậy - Câu hỏi 2.2 - Đáp án đúng là: ☑ Cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu. ☑ Con người khoẻ mạnh, bản mường ấm no. - Câu hỏi 2.3 - Đáp án đúng là: ☑ Ngày lễ, tết. ☑ Ngày vui của gia đình, dòng họ. Câu 3 Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 23 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Viết vào các bông hoa tên một số lễ hội thường được tổ chức ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết: - Một số lễ hội thường được tổ chức ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: + Lễ hội Gầu Tào. + Lễ hội Lồng Tồng. + Lễ hội Đền Hùng. + Lễ hội Xương Giang. Câu 4 Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 23 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Quan sát hình bên và nêu những điểm nổi bật của chợ phiên Bắc Hà.
Lời giải chi tiết: - Mô tả cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ + Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thườnng họp vào những ngày nhất định. + Hàng hoá phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương, nhiều nhất là hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, một số món ăn đặc trưng như: thắng cố, cơm lam,... + Chợ phiên còn là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người sau những giờ lao động vất vả, nơi kết bạn của các nam nữ thanh niên. Câu 5 Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 23 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Viết 3 điểm giống, 3 điểm khác của chợ phiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống (theo gợi ý dưới đây).
Lời giải chi tiết:
Câu 6 Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 23 VBT Lịch Sử và Địa Lí 4 Kết nối tri thức Hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
|