Bài 4 trang 91 SGK Toán 7 tập 2

Cho góc vuông xOy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy.

Đề bài

Cho góc vuông \(xOy\), điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\), điểm \(B\) thuộc tia \(Oy.\) Đường trung trực của đoạn thẳng \(OA\) cắt \(Ox\) ở \(D\), đường thẳng trung trực của đoạn thẳng \(OB\) cắt \(Oy\) ở \(E.\) Gọi \(C\) là giao điểm của hai đường trung trực đó. Chứng minh rằng:

a) \(CE = OD\); b) \(CE ⊥ CD\);

c) \(CA = CB\); d) \(CA // DE\);

e) Ba điểm \(A, B, C\) thẳng hàng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng tính chất: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

- Áp dụng tính chất: Nếu đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a, b\) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì \(a\) và \(b\) song song với nhau.

- Áp dụng tiên đề Ơ-clit: Qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

- Áp dụng định lí: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

Lời giải chi tiết

 

a) Vì \(Ox \perp Oy\) và \(CE \perp Oy\) \( \Rightarrow EC // Ox\) (1)\(\Rightarrow \widehat {ODE} = \widehat {CED}\) (so le trong)

Vì \(Oy \perp Ox\) và \(CD \perp Ox\) \( \Rightarrow DC // Oy\) (2) \(\Rightarrow \widehat {CDE} = \widehat {OED}\) (so le trong)

Xét \(\Delta DOE\) và \(\Delta ECD\) có:

+) \(DE\) chung

+) \( \widehat {OED}=\widehat {CDE} \) (chứng minh trên)

+) \(\widehat {ODE} = \widehat {CED}\) (chứng minh trên)

\( \Rightarrow \Delta DOE = \Delta ECD\) (g.c.g).

\( \Rightarrow OD = CE\) (hai cạnh tương ứng)

b) Ta có \(CE // Ox\) (do (1)). Mà \(CD \perp Ox\) 

\(\Rightarrow CD \perp CE\) (đpcm).

c) Vì \(C\) nằm trên đường trung trực của \(OA\) nên \(CA = CO\) (Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng) (3)

Vì \(C\) nằm trên đường trung trực của \(OB\) nên \(CB = CO\) (Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng) (4)

Từ (3) và (4) \(\Rightarrow CA = CB\) (điều phải chứng minh).

d) Xét hai tam giác vuông \(DAC\) và \(CED\) ta có:

+) \(CD\) cạnh chung

+) \( \widehat {ADC} = \widehat {ECD} = 90^o \)

+) \( AD = CE\) (do \(OD = DA = CE\))

Vậy \(∆DAC = ∆CED\) (c.g.c)

\( \Rightarrow \; \widehat {ACD} = \widehat {EDC} \) (hai góc tương ứng).

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong

\(\Rightarrow CA // DE\) (đpcm).

e) Chứng minh tương tự như câu d \(\Rightarrow CB // DE\).

Xét hai tam giác \(CEB\) và \(DOE\) ta có:

+) \(OE=EB\) (do E là trung điểm cạnh OB)

+) \( \widehat {CEB} = \widehat {DOE} = 90^o \)

+) \( OD = CE\) (theo câu a)

Vậy \(∆CEB = ∆DOE\) (c.g.c)

\( \Rightarrow \; \widehat {DEO} = \widehat {CBE} \) (hai góc tương ứng).

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị 

\(\Rightarrow CB // DE\)

Do đó theo tiên đề Ơ-clit ta được hai đường thẳng \(BC\) và \(CA\) trùng nhau hay \(A, B, C\) thẳng hàng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close