Bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

1. Trình bày vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí. Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới. 2. Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại. Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới...

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi mục I trang 111 SGK Địa lí 10

Dựa vào bảng 30, hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than, dầu khí.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong bảng 30, quan sát hình 30.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới

- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

- Công nghiệp khai thác dầu khí: 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…

Trả lời câu hỏi mục II trang 112 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 30.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

 - Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại.

 - Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.1, đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Khá đa dạng nhưng khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng…

+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác quặng kim loại trên thế giới

- Quặng sắt: khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,…

- Quặng bô-xít: khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,…

- Quặng vàng: khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,…

- Ngoài ra: các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,…

Trả lời câu hỏi mục III trang 112 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát hình 30.2, hình 30.3 và hiểu biết của bản thân, em hãy:

 - Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

 - Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục III, quan sát hình 30.2, 30.3 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới

- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.

- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…

Trả lời câu hỏi mục IV trang 114 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 30.4, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học.

- Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện tử – tin học trên thế giới.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.4, đọc thông tin mục IV và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học

- Vai trò:

+ Vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

+ Sản phẩm của ngành đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao, làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Ngành trẻ, phát triển rất nhanh từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm khá đa dạng như linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị truyền thông, thiết bị đo lường,…

+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện tử – tin học trên thế giới

Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển như Hoa Kỳ, các nước ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a,…

Trả lời câu hỏi mục V trang 115 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 30.5, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

 - Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Giải thích vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.5, đọc thông tin mục V và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Vai trò: 

+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm dệt – may, da giày, giấy – in, văn phòng phẩm…

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản hơn các ngành công nghiệp khác, thời gian sản xuất ngắn.

+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

* Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển vì

- Đây là ngành thuộc công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người.

- Hoạt động của ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ.

- Ngành có chi phí vận tải thấp; vốn đầu tư ít, thời gian sản xuất ngắn và quy trình sản xuất đơn giản, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và có khả năng xuất khẩu. Vì thế nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển đều chú trọng đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tùy theo thế mạnh và truyền thống của mỗi nước. 

Trả lời câu hỏi mục VI trang 116 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm.

- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục VI, quan sát hình 30.5 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu ngành đa dạng bao gồm: chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động – thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột,…

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

* Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm

- Phân bố: rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.

- Giải thích đặc điểm phân bố:

+ Đây là ngành thuộc công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Hoạt động của ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ.

+ Ngành có vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và có khả năng xuất khẩu. Vì thế ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới ở cả những nước phát triển và đang phát triển.

Giải bài luyện tập 1 trang 116 SGK Địa lí 10

Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học ở mục IV về đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học.

Lời giải chi tiết:

Giải bài luyện tập 2 trang 116 SGK Địa lí 10

Cho ví dụ về một số sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: 

- Nước giải khát: Pepsi, Redbull, Coca cola,…

- Sữa: Vinamilk, NutiFood, TH True milk, Dalat milk,…

- Đường ăn được sản xuất ở một số nhà máy như Thành Công, Hưng Thịnh, KCP,…

- Đồ hộp từ các thương hiệu như Vissan, Minh Trung, Hạ Long Canfoco,…

Giải bài vận dụng trang 116 SGK Địa lí 10

Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam: 

+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.

+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…

+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.

- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. 

+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội. 

+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. 

+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành. 

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close