Bài 22: Luyện tập trang 102, 103 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì. Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông. Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...). Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe. Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật. Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1:

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và chọn câu trả lời phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

- Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác: a

- Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật: b 

Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

...Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! 

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

...Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ...Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.....

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Phương pháp giải:

Em chọn dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! 

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...). 

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài đã học và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thóc, trăm bq mươi ghềnh” như bây giờ.

- “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”

- “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”. 

Câu 1:

Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe

Gợi ý:

a. Tên nhân vật là gì?

b. Nhân vật trong truyện nào?

c. Em thích những điều gì ở nhân vật? 

d. Nêu lí do yêu thích.  

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để trao đổi cùng các bạn về nhân vật mà em yêu thích. 

Lời giải chi tiết:

a. Tên nhân vật là ông Đùng, bà Đùng

b. Nhân vật trong truyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng.

c. Em thích tính cách của nhân vật.

d. Em yêu thích ông Đùng, bà Đùng vì những việc ông bà đã làm. 

Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.

Gợi ý:

- Nhân vật đã trải qua những gì?

- Nhân vật có những đức tính gì?

- Em rút ra được bài học gì từ nhân vật? 

Lời giải chi tiết:

Em rất yêu thích nhân vật ông Đùng, bà Đùng vì hai ông bà đã giúp đỡ người dân rời núi, tạo sông, tạo nên vùng đồng bằng và con sông Đà. Hai ông bà có những đức tính vô cùng tốt đẹp: thương người, tốt bụng, cần mẫn,... Từ ông bà, em cảm thấy mình cần rèn luyện và trau dồi đạo đức thật tốt để giúp ích cho đời. 

Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước. 

Ví dụ:

Thần Sắt

Xưa có anh nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói nghèo. Một hôm, anh mơ thấy Bụt hiện lên bảo:

- Ngày mai, có ba người đến xin nghỉ trọ. Con hãy chọn một người ưng ý cho vào ngủ nhờ, đừng ngại nhà chật.

Quả nhiên, chiều hôm sau, một người mặc quần áo trắng, cưỡi con ngựa trắng, hơi bạc tỏa ra lạnh toát đi tới. Người đó dừng trước lều, hoạnh họe:

- Người mau thu xếp cho ta chỗ nghỉ.

Anh nông dân bèn nói:

- Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng, xin ngài đi nơi khác.

Lát sau, một người toàn thân dát vàng, cưỡi một con ngựa vàng, hơi vàng tỏa ra lạnh buốt đến xin nghỉ trọ. Anh nông dân cũng từ chối.

Đến lúc trăng lên, có một người đen đủi, cưỡi con ngựa đen, tỏa ra hương thơm của núi rừng, xin ngủ nhờ. Nhìn người này hiền lành nên anh nông dân bằng lòng.

Sáng hôm sau, anh nông dân không thấy người khách và con ngựa đâu cả. Ở chỗ người khách ngủ chỉ thấy một cục sắt đen sì, cứng như đá. Anh nông dân liền đem cục sắt ra rèn cày, rèn cuộc để khai phá ruộng nương.

Nhờ có sắt và chăm chỉ làm ăn, đời sống của anh nông dân ngày càng no ấm. Sau này anh mới biết người khách trọ chính là Thần Sắt.

(Theo Kho tàng truyện cổ Việt Nam)

Phương pháp giải:

Em sưu tầm truyện ở sách, báo, tạp chí,... 

Lời giải chi tiết:

Em có thể tham khảo một số câu chuyện như: Thánh Gióng, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ,... 

close