Bài 11. Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diềuEm hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết: Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu 1 - Tên của tổ chức thể hiện trong từng hình. - Đặc điểm cơ bản của tổ chức. - Vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải chi tiết: - Ảnh 1 và ảnh 8: Đảng Cộng sản Việt Nam + Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được nhà nước tiếp nhận, thể chế hóa cụ thể bằng luật pháp, chủ trương, chính sách,… - Ảnh 2: Quốc hội: + Là cơ quan quyền lực cao nhất củ nhà nước. + Thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Ảnh 3: Công đoàn Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. - Ảnh 4: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đây là tổ chức thực hiện chức năng chính là tham mưu, giám sát, đoàn kết dân tộc, chăm lo cho đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện quyền dân chủ và đổi mới xã hội, giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với Đảng, nhà nước và Nhân dân. - Ảnh 5: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị – xã hội dành cho tầng lớp thanh niên, bao gồm các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên. - Ảnh 6: Hội nông dân Việt Nam: là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Ảnh 7: Hội phụ liên hiệp nữ Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Câu 2
Lời giải chi tiết: Ghép nối:
Câu 3 A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền. D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc. E. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quyền lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực của nhân dân giao cho. G. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. H. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi là đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Đồng tình với ý kiến: A, B, D, E, G, H - Không đồng tình với ý kiến: C. Vì: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền. Câu 4
Lời giải chi tiết:
Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 71 Bài 11 SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ... Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng, vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội. Trong hệ thống chính trị Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xã hội đều có tổ chức Đảng từ tổ Đảng, cấp uỷ, chi bộ.... Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện đặc biệt ở công tác cán bộ, thông qua việc Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cân phải đối mới đồng bộ, Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. Đây có thể nói là khâu quyết định. Hệ thống chính trị cần được lãnh đạo toàn diện cả về mặt thể chế, tổ chức, phương thức hoạt động và kiểm soát quyền lực. Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh còn thể hiện ở chỗ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính vì dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Các thành viên thực hiện tốt được điều đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần vào việc văn hành tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ”. Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, do vậy xây dựng Nhà nước vững mạnh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước chính là nơi thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức thực hiện các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Cũng như vậy, Đảng và Nhà nước chỉ vững mạnh, hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi và chỉ khi có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm, thực hiện giám sát thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.... a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin? b) Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam. Lời giải chi tiết: Yêu cầu a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện: - Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. - Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. - Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị. Yêu cầu b) Câu 6 (Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn) A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo. C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 7
Lời giải chi tiết:
Câu 8 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát. C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 9 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Công đoàn Việt Nam. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 10
Lời giải chi tiết:
Câu 11
Lời giải chi tiết:
Câu 12 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Nhà nước. B. Mặt trận Tổ quốc. C. Quốc hội. D. Công đoàn. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 13 (Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn) A. Hội Nhà báo Việt Nam. B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. C. Hội Nông dân Việt Nam. D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 14 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X. B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y. C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z. D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 15 (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên. B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật. D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 16 (Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn) A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước. B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất. D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 17 Trả lời câu hỏi 17 trang 76 Bài 11 SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Tình huống 1. Anh M đã sử dụng Facebook kết bạn với Q, thông qua mạng xã hội này M hướng dẫn (đăng nhập vào một trang mạng có tên là "VT” và đề nghị Q chia sẻ những thông tin đọc được với bạn bè, người thân. Khi Q truy cập trang "VT". Q đã phát hiện thấy nhiều bài viết, thông tin có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. Q đã kể lại những thông tin này với A và P. A cho rằng đó chỉ là những thông tin trên mạng nên không cần để ý, nhưng P thì thấy rằng đây là việc phải báo với cơ quan chức năng. a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của M, Q, A, P. b) Nếu là người được Q kể lại những thông tin trên trang “VT", em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao? Tình huống 2. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, nếu ở nơi em sinh sống phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Nhà nước và chính quyền nhân dân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy giải thích vì sao em chọn cách làm đó mà không chọn các cách còn lại. Cách 1. Trao đổi về nội dung tờ rơi với các bạn trong lớp. Cách 2. Báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi. Cách 3. Đưa lên trang Facebook nội dung của tờ rơi này. Tình huống 3. Sau 29 năm là quân nhân chuyên nghiệp, ông Q xuất ngũ và trở về quê hương sinh sống. Ông Q mong muốn được làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương để tiếp tục đóng góp sức mình phục vụ quê hương. a) Em nhận xét như thế nào về nguyện vọng của ông Q. b) Theo em, tổ chức chính trị - xã hội nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của ông Q? Vì sao? Lời giải chi tiết: * Xử lí tình huống 1: Trả lời: - Yêu cầu a) Việc làm của M, A là không đúng, chưa có ý thức tố cáo những việc làm sai trái. Q và P đã có ý thức lên án, phê phán về những hành động sai trái đó. Yêu cầu b) Em sẽ nói với Q không được chia sẻ lại những thông tin đó và báo cáo lên chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề. * Xử lí tình huống 2: Em lựa chọn cách 2 là báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi vì tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương không nên đem ra bàn tán, trao đổi, tiết lộ cho ai và lên bất kì trang mạng xã hội nào. * Xử lí tình huống 3: - Yêu cầu a) Nguyện vọng của ông Q hoàn toàn hợp lí và đáng khen ngợi. - Yêu cầu b) Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể đáp ứng nguyện vọng của ông Q vì ông Q từng là quân nhân chuyên nghiệp. Câu 18 Em hãy thực hiện nghĩa vụ công dân bằng cách viết ra 3 cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật mà em có thể thực hiện được. Lời giải chi tiết: - Cách 1: Tố cáo hành động đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương lên công an phương. - Cách 2: Giải thích cho hàng xóm nghe hành động như thế là không đúng, có thể bị phạt vì tội đặt điều, vu khống. - Cách 3: Tuyên truyền cho người dân biết về những hành vi vi phạm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu những hậu quả. Câu 19 - Cấu trúc, đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức này. - Những đóng góp của tổ chức này đối với người dân địa phương. Lời giải chi tiết: (*) Tìm hiểu về: Mặt trận tổ quốc Việt Nam - Mặt trận tổ quốc Việt Nam luôn được xem là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân các tầng lớp trên toàn đất nước. - Đây là nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. - Mặt trận tổ quốc Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội. - Hiện nay, mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. => Như vậy, ta nhận thấy, mặt trận tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thông qua những phân tích được nêu cụ thể bên trên thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước ta. Câu 20
Lời giải chi tiết:
|