Bài 1 trang 102 SGK Địa lí 10

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Đề bài

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần Các nguồn lực và phân tích.

Lời giải chi tiết

Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế- xã hội.

- Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,...) là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất.

+ Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất.

+ Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu...) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.

- Nguồn lực kinh tế -xã hội:

+ Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ.

+ Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất.

+ Thị trường: thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế; tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

xemloigiai.com

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close